Nguyên nhân nào gây bùng phát bệnh đau mắt đỏ tại TP.HCM?
Sự phân tích PCR từ phòng xét nghiệm của Đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Đại học Oxford (OUCRU, Mỹ) đối với 39 bệnh nhân đã cho ra kết quả về tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ và khiến cho bệnh này tăng cao.
Trưa 8.9, Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả xét nghiệm PCR của 39 bệnh nhân đau mắt đỏ do nhóm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - OUCRU, phối hợp với Bệnh viện Mắt, và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM thực hiện.
Theo đó, có 2 tác nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ hiện nay tại TP.HCM là enterovirus và adenovirus, trong đó chiếm ưu thế là enterovirus (86%), còn tác nhân thường gặp trước đây là adenovirus chỉ chiếm số ít (14%).
Trước đó, do tình hình bệnh đau mắt đỏ trên địa bàn TP.HCM tăng cao bất thường, Sở Y tế đã chỉ đạo nhóm nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới - OUCRU phối hợp với Bệnh viện Mắt TP.HCM và Trung Tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) đã tiến hành khảo sát nhanh tìm tác nhân đối với những bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Mắt TP.HCM do đau mắt đỏ.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm (mẫu phết mí mắt dưới) của 39 bệnh nhân đau mắt đỏ (trong đó có 20 nam, 19 nữ bao, gồm cả người lớn và trẻ em với độ tuổi trung bình 19,7 tuổi (biến thiên: 4-64)) đến khám tại Bệnh viện Mắt vào ngày 7.9.
Các bệnh nhân đến từ 13 quận, huyện trên địa bàn TP.HCM và TP.Thủ Đức (n=30), và 5 từ Bình Dương, 2 từ Bà Rịa-Vũng Tàu, 1 từ Long An, và 1 từ Tiền Giang.
Các mẫu bệnh phẩm sau khi lấy được gửi đến phòng xét nghiệm của đơn vị nghiên cứu các bệnh nhiễm trùng mới nổi hợp tác với OUCRU tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM để thực hiện kỹ thuật PCR đa mồi tìm adenovirus, enterovirus, metapneumovirus và các parainfluenza virus.
Ngày 8.9, sau khi phân tích PCR, nhóm nghiên cứu phát hiện adenovirus trong 5 bệnh nhân, enterovirus trong 32 bệnh nhân, 2 bệnh nhân không tìm thấy tác nhân. Không có trường hợp nào dương tính với metapneumovirus hay parainfluenza vi rút, và cũng không có trường hợp nào đồng nhiễm giữa enterovirus và adenovirus.
Như vậy, enterovirus và adenovirus là hai tác nhân được tìm thấy trong 37/39 (95%) bệnh nhân được xét nghiệm, trong đó, enterovirus chiếm ưu thế (32/37, 86%), còn tác nhân hay gặp trước đó là adenovirus chỉ chiếm số ít (5/37, 14%).
Hiện nhóm nghiên cứu tiếp tục phân tích giải mã gien nhằm định danh chính xác kiểu huyết thanh, và kiểu gien của các enterovirus và adenovirus gây bệnh.
Theo Sở Y tế TP.HCM, từ đầu tháng 1.2023 đến nay, số lượt bệnh nhân bị viêm kết mạc đến khám tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP lên đến 71.740 lượt. Đáng lưu ý là số ca mắc trong những ngày gần đây có xu hướng tăng so với những tháng đầu năm. Trong số mắc, khoảng 1/3 trường hợp là trẻ em độ tuổi đi học, còn lại là người lớn.
Điều đáng lo ngại là số trường hợp viêm kết - giác mạc (một dạng lâm sàng nặng của bệnh đau mắt đỏ) đã được phát hiện trong thời gian gần đây, tuy chưa phổ biến.
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội