Ấm áp khoảnh khắc bảo vệ trường dỗ dành học sinh mầm non
Hàng triệu người dùng mạng xã hội Trung Quốc yêu thích khoảnh khắc ấm áp khi bảo vệ trường mẫu giáo khiêu vũ với học sinh mầm non vì bé đang buồn do mẹ đón muộn.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Một nghiên cứu tại Đức cho thấy, nghiện mạng xã hội đang trở thành mối nguy hiểm đáng lo ngại với giới trẻ, thậm chí có tác động nhiều hơn rượu và cần sa.
Theo một nghiên cứu mới ở Đức, Instagram, YouTube, TikTok và trò chơi điện tử gây ra mối đe dọa trực tiếp đối với thanh thiếu niên hơn là rượu, cần sa.
Rainer Thomasius, giám đốc y khoa của Trung tâm nghiên cứu nghiện ở trẻ em và thanh thiếu niên Đức (DZSKJ) cho biết: “Chúng ta đang phải đối mặt với một 'cơn sóng thần' các chứng rối loạn nghiện ở những người trẻ tuổi”.
Nghiên cứu phát hiện ra rằng hơn hơn 25% số thanh thiếu niên từ 10-17 tuổi có biểu hiện sử dụng mạng xã hội một cách nguy hiểm, 4,7% được các chuyên gia coi là nghiện.
Thomasius cho biết: “Tỷ lệ này cao gấp 5-50 lần so với việc sử dụng cần sa hoặc rượu trong cùng nhóm tuổi”.
Mặc dù việc sử dụng mạng xã hội không tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương như rượu hay cần sa, nhưng nó ảnh hưởng đến hệ thống trong não tương tự như các chất gây nghiện khác, dẫn đến nguy cơ nghiện. Hậu quả có thể bao gồm giảm hiệu suất học tập, cô lập xã hội, mất hứng thú với các hoạt động giải trí, xung đột gia đình.
Thomasius cho biết, sự khác biệt giữa việc sử dụng mạng xã hội có nguy cơ và bệnh lý không phải lúc nào cũng rõ ràng.
“Một triệu chứng ban đầu điển hình là kết quả học tập ở trường giảm sút và mất hứng thú với bài học”, Thomasius nói.
Tuy nhiên, khủng hoảng tuổi dậy thì hoặc căng thẳng về mặt cảm xúc cũng có thể lý giải tình trạng nói trên. Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều được coi là bệnh lý khi các triệu chứng kéo dài ít nhất 12 tháng.
Để ngăn chặn tình trạng này, cha mẹ nên can thiệp sớm khi thấy con cái có dấu hiệu sử dụng mạng xã hội một cách nguy hiểm, thiết lập quy tắc về thời gian và nội dung truy cập, đồng thời thể hiện sự quan tâm đến hoạt động trực tuyến của con. Việc giáo dục trẻ em về cách sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh là rất quan trọng.
“Họ nên hướng dẫn chi tiết cho con cái cách sử dụng mạng xã hội thông minh, khoa học”, chuyên gia này cho biết.
Tuy nhiên, nhiều phụ huynh bị choáng ngợp bởi phương tiện truyền thông ngày nay và không biết phải xử lý thế nào.
“Đây là một quá trình tốn thời gian, đòi hỏi sự kiên nhẫn, kiến thức vượt trội hơn con cái, đặc biệt là khi phụ huynh cần đánh giá những nguy cơ từ phương tiện truyền thông”, Thomasius nói.
Khoảng 40% phụ huynh không quan tâm đầy đủ đến việc hạn chế thời gian sử dụng phương tiện truyền thông của con em mình. Trong khi đó, 25% phụ huynh không kiểm duyệt nội dung con cái họ truy cập trực tuyến. Thomasius cho biết: “Đó thực sự là một phát hiện đáng báo động”.