Thị trường đá quý châu Á và những mánh khóe lừa đảo tinh vi
Đá quý rất được ưa chuộng ở châu Á, thế nhưng ẩn sau sự hào nhoáng đó là cả một thị trường đầy rẫy những mánh khóe lừa đảo khiến nhiều người phải ngậm đắng nuốt cay.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Sản phẩm giày cao gót cho trẻ sơ sinh trên sàn thương mại điện tử Trung Quốc gây tranh cãi gay gắt. Giới chuyên gia và luật sư cảnh báo về thẩm mỹ méo mó và nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Một sản phẩm mới xuất hiện trên các nền tảng thương mại điện tử tại Trung Quốc đang gây ra một làn sóng tranh cãi và phẫn nộ trên mạng xã hội. Đó là loại giày cao gót đế mềm được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh, thường được quảng cáo là đạo cụ chụp ảnh. Mặc dù được giới thiệu cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi và có giá khá rẻ, khoảng 23.9 nhân dân tệ (tương đương gần 86.000 đồng), sản phẩm này đã đạt doanh số đáng ngạc nhiên trên một số nền tảng với hơn 800 đôi đã được bán ra.
Sản phẩm giày cao gót cho trẻ sơ sinh có nhiều màu sắc bắt mắt như hồng, bạc, họa tiết da báo, vàng, ngôi sao, được làm từ chất liệu đế mềm và vải cotton. Tuy nhiên, hình dáng mô phỏng giày cao gót của người lớn lại khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và bất an. Một số người bán hàng giải thích rằng đây chỉ là sản phẩm trang trí, không phải là giày thật để mang đi lại.
Tuy nhiên, tranh cãi bùng nổ khi một số phụ huynh khoe ảnh con mình, thậm chí mới 1 tuổi, đi loại giày này trên mạng xã hội, kèm theo chú thích "đôi giày cao gót đầu tiên trong đời của em bé". Những hình ảnh này ngay lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ cộng đồng mạng. Nhiều người bình luận chỉ trích gay gắt thiết kế này, ví von nó với đôi giày cao "ba tấc kim liên" phiên bản hiện đại, nhắc mọi người nhớ đến phong tục bó chân tàn khốc của phụ nữ Trung Quốc xưa. Họ cho rằng việc cho trẻ sơ sinh đi giày cao gót dù chỉ để chụp ảnh là một biểu hiện của thẩm mỹ méo mó và khó chấp nhận. Không ít người lên án, kiến nghị nhà sản xuất sản phẩm và các nền tảng thương mại điện tử cho phép kinh doanh sản phầm này đều nên bị phạt.
Trong khi một số ý kiến cho rằng đây chỉ là một loại đạo cụ chụp ảnh nghệ thuật, đáp ứng mong muốn làm đẹp cho con của phụ huynh, giới chuyên gia lại bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về những tác động tiềm ẩn. Phó giáo sư Từ Vân, Khoa Tâm lý học, Học viện Y khoa Thành Đô, một chuyên gia tâm lý trẻ em, cảnh báo rằng hiện tượng này phản ánh việc phụ huynh đang áp đặt gu thẩm mỹ của bản thân lên con cái. Về lâu dài, điều này có thể khiến trẻ hình thành sai lệch về giá trị quan và thậm chí gây ra những tổn thương tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách. Ông Từ Vân nhấn mạnh rằng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển tâm lý và nhận thức quan trọng, không phù hợp với việc tiếp nhận thẩm mỹ mang tính người lớn.
Tiến sĩ Hoàng Tử Hàng thuộc Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Tâm thần, Đại học Thành Đô, cũng đồng quan điểm, cho rằng việc đồ dùng trẻ em bị "người lớn hóa" là hệ quả của chủ nghĩa tiêu dùng. Một số phụ huynh coi trẻ như một công cụ để thể hiện gu thẩm mỹ và sự độc đáo của bản thân, từ đó thúc đẩy nhu cầu đối với các sản phẩm độc lạ như giày cao gót cho trẻ sơ sinh. Ông khuyến nghị phụ huynh nên ưu tiên nhu cầu phát triển thể chất và tinh thần của trẻ khi lựa chọn đồ dùng, thay vì chạy theo những trào lưu phục vụ sự thỏa mãn của bản thân.
Từ góc độ pháp lý, luật sư Hạ Hải Yến thuộc Văn phòng luật sư Tứ Xuyên bày tỏ quan ngại về việc các doanh nghiệp có thể lợi dụng lý do "đạo cụ chụp ảnh", "đế mềm" để trốn tránh các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm, vi phạm Điều 13 Luật Chất lượng sản phẩm và xâm phạm quyền an toàn thân thể của trẻ em.
Bà cũng nhấn mạnh rằng việc sử dụng hình ảnh trẻ em với nội dung mang tính gợi ý hoặc quảng cáo theo phong cách "gợi cảm", "công chúa" có thể vi phạm Luật Bảo vệ người chưa thành niên, khiến trẻ bị vật hóa và tiềm ẩn nguy cơ liên quan đến ấu dâm.
Ngoài ra, luật sư Hạ Hải Yến cũng nhắc nhở, nếu phụ huynh vì muốn câu view trên mạng xã hội mà ép trẻ em mặc trang phục "người lớn hóa", có thể cấu thành lạm dụng quyền giám hộ, vi phạm nguyên tắc "người giám hộ phải tôn trọng ý chí thực sự của người chưa thành niên, không được gây tổn hại đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ" được quy định tại Điều 35 Bộ luật Dân sự và phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng theo luật định.