Mua bán online, hiểm nguy rình rập

Thứ ba, 29/05/2018, 20:50 PM

 Sự phát triển không ngừng của công nghệ, internet và mạng xã hội như facebook, zalo, instagram,.. mà hình thức buôn bán hàng online ngày càng phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những tiện lợi mà nó mang lại thì cũng không ít trường hợp gặp phải những hậu quả khôn lường.

ban-hang-gi-tren-mang

Mạng xã hội hay trang bán hàng online?

 Theo đánh giá của giới chuyên gia marketing online, với tính tương tác cao của mạng xã hội Facebook, tại Việt Nam hiện đang chứng kiến thực tế nhiều người kinh doanh online đổ xô mở trang cá nhân trên mạng xã hội này để bán hàng, livestream mời chào quảng cáo. Số liệu thống kê gần đây cho biết số người sử dụng mạng xã hội trên thế giới đã lên đến con số 3 tỷ người, chiếm hơn một nửa dân số. Trong đó, tại Việt Nam hiện có hơn 35 triệu người (tương đương một phần ba dân số) có tài khoản Facebook và đang duy trì hoạt động hằng tháng, trong đó có 21 triệu người thường xuyên truy cập mạng thông qua điện thoại di động kết nối internet. Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trong khu vực Ðông - Nam Á về số lượng người dùng mạng Facebook (sau Indonesia với 82 triệu người, Thái-lan 37 triệu người). Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều cá nhân, doanh nghiệp đã tận dụng để buôn bán hàng qua các mạng xã hội với suy nghĩ “có cung sẽ có cầu” vì thế mà chỉ cần dạo quanh các trang mạng xã hội như facebook,intasgram,zalo,...chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh, những Page, trang cá nhân bán hàng online thậm chí có thể bị choáng ngợp trước sự xuất hiện dày đặc của nó.

 Chị Nguyễn Bích Nga (một người bán hàng qua mạng) chia sẻ: “Việc bán hàng qua mạng giúp bạn tận dụng tối ưu thời gian rảnh của mình, không cần phải tốn tiền thuê mặt bằng cũng như  chủ động được thời gian buôn bán của mình,vốn cũng không cần nhiều. Vì thế mà người bán hàng online ngày càng xuất hiện nhiều.”

Các mặt hàng vô cùng đa dạng với đủ chủng loại từ thời trang, đồ tiêu dùng, mĩ phẩm đến đồ ăn thức uống tất cả đều được buôn bán trên mạng xã hội một cách tràn lan và không kiểm soát. Số lượng người bán càng ngày càng có xu hướng tăng với các hình thức đa dạng như livestream, lập Page bán hàng,..  Ðối tượng bán hàng có thể là nhân viên văn phòng, viên chức, giáo viên, sinh viên, cán bộ về hưu,... Nghĩa là bất cứ ai có sản phẩm muốn bán, thậm chí là " đồ nhà làm " đều có thể tự lập tài khoản để kinh doanh trên mạng, vì thế mà mạng xã hội ngày càng bị lợi dụng vào việc buôn bán rất nhiều.

 Hậu quả khó lường

onl

 Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của loại hình buôn bán này thì cũng không ít rủi ro xoay quanh nó . Đối với người bán hàng không chỉ có những thuận lợi mà kèm theo đó là những rủi ro về bảo mật thông tin, dễ bị tin tặc tấn công làm chủ trang bán hàng, hoặc có thể bị khách hàng bom hàng, đặt nhưng không lấy, vì vậy mà bất cứ loại hình kinh doanh nào điều có những rủi ro riêng của nó.

Đối với người mua hàng online tuy nó mang đến sự nhanh chóng và tiện lợi nhưng tiềm ẩn bên trong đó là những hậu quả khó lường như: khi quảng cáo thì được quảng cáo là hàng ngoại, hàng thật tuy nhiên khi nhận hàng thì nhận được là hàng giả,hàng nhái, hàng kém chất lượng, sản phẩm không như hình ảnh minh họa trước đó, hoặc có những trường hợp đã trả tiền nhưng không nhận được hàng. Nhưng khi khiếu nại với người bán thì họ thường sẽ trả lời là do lỗi chụp hình, hay hàng rẻ, khuyến mại nên chỉ được như vậy thôi.

 Chị Nguyễn Thị Thùy Dung  là một người chuyên mua hàng qua mạng kể: có lần chị mua nhầm một chai nước hoa hàng giả nhưng khi quảng cáo, tư vấn người bán luôn miệng nói đây là hàng thật khi nhận hàng thì mới phát hiện ra, lúc khiếu nại thì người này không trả lời tin nhắn, cũng không biết làm sao nên chị đành chịu.

Được biết, do các quy định của luật pháp trong việc quản lý bán hàng trên mạng xã hội và thương mại điện tử của ta hiện còn nhiều kẽ hở, nên nhiều nhà kinh doanh đã lợi dụng để quảng cáo sản phẩm không đúng thực chất, đồng thời không cung cấp đầy đủ và minh bạch các thông tin về quy chế hoạt động, chính sách bán hàng, quy trình giao kết hợp đồng.

Thực tế, mua bán online đang ngày càng chứng tỏ tính ưu việt và dần thu hút người tiêu dùng mua sắm online nhiều hơn. Nhưng trong môi trường pháp lý còn khá nhiều kẽ hở như vậy, người tiêu dùng đành chấp nhận mua bán bằng... niềm tin. Và một khi niềm tin bị lợi dụng, rõ ràng là họ phải chấp nhận thiệt thòi.

Liên Nguyễn

Theo NTD

largeer