Lừa đảo qua mạng gia tăng kỷ lục ở Nhật Bản
Trong nửa đầu năm nay đã có tới 2,9 triệu người dùng tại Nhật Bản bị lừa đảo bởi các trang web giả mạo để đánh cắp các thông tin cá nhân.
Báo cáo của Trend Micro Inc., công ty bảo mật internet lớn nhất Nhật Bản cho hay, trong nửa đầu năm nay đã có tới 2,9 triệu người dùng tại nước này bị lừa đảo bởi các trang web giả mạo để đánh cắp các thông tin cá nhân. Đây là con số kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.
Báo cáo từ Trend Micro Inc. cho thấy, những chiêu thức lừa đảo ngày một tinh vi hơn, khiến ngay cả những người sử dụng internet thành thạo cũng có thể dễ dàng mắc bẫy.
Về cơ bản, kẻ lừa đảo sẽ tạo ra một trang web mua sắm trực tuyến hoàn toàn giả mạo, các trang web này thường không thực sự bán bất cứ thứ gì, chúng được thiết kế với mục đích duy nhất là thu thập dữ liệu trong thẻ tín dụng của nạn nhân (ở đây chính là người mua hàng) và sử dụng chúng cho giao dịch khác.
Các trang web này thường để hình thức thanh toán chủ yếu bằng các loại thẻ quốc tế như Visa hay Mastercard. Chỉ cần người mua sắm thực hiện giao dịch và nhập các thông tin cần thiết trên thẻ tín dụng, những kẻ lừa đảo đã hoàn tất quá trình thu thập dữ liệu để sử dụng cho các giao dịch ngoài luồng và số tiền đó sẽ bị trừ thẳng vào tài khoản của người dùng.
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản hồi năm ngoái cũng cho biết nước này đã ghi nhận số vụ tấn công mạng kỷ lục trong nửa đầu năm 2017, đồng thời cảnh báo phương thức lừa đảo mới thông qua việc tấn công tài khoản tiền ảo để chuyển tiền bất hợp pháp.
Từ tháng 1 đến tháng 6/3017, cảnh sát đã nhận được báo cáo về 69.977 vụ tấn công mạng và là mức cao nhất kể từ năm 2001, thời điểm bắt đầu có số liệu để tham chiếu.
Theo thống kê của cảnh sát, hành vi kinh doanh gian lận nhằm lừa khách hàng trên các trạng mạng mua sắm trực tuyến chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đó là hành vi tiếp cận máy tính bất hợp pháp và phát tán virus.
Mặc dù các vụ tấn công bằng thư điện tử đã giảm, song phân tích của cảnh sát cho thấy có sự gia tăng tội phạm sử dụng phương pháp mới là đính kèm file PDF khiến máy tính nhiễm độc và đánh cắp thông tin cá nhân hoặc doanh nghiệp. Do đa số người dùng nhận thức được nguy cơ từ các tệp file nén hoặc file Word, nên những kẻ tấn công đã chuyển sang chiến thuật mới này. Trong các vụ tấn công như vậy, 99% các hòm thư thật đã bị giả mạo, với đa số các trường hợp nhắm tới những cơ sở uy tín như đại học và ngân hàng.
Đào Vũ (Tổng hợp)
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội