Lớp khí quyển ngoài của mặt trời có nhiệt độ cao hơn cả bề mặt
Lần đầu tiên, những công cụ hiện đại đã giúp chứng minh lý do lớp khí quyển ngoài của mặt trời có nhiệt độ cao hơn gấp cả trăm lần bề mặt. Đây là bí ẩn khiến những khoa học gia không gian thuộc Học viện công nghệ New Jersey vất vả nhiều năm để tìm câu trả lời.
Trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Science, họ đã chứng minh được những giả thuyết trước đây thông qua những ghi nhận mới nhất từ đài quan sát mặt trời Big Bear. Giả thuyết phổ biến nhất để giải thích hiện tượng này là các gai plasma bắn ra từ mặt trời khiến nhiệt độ khu vực xung quanh nó tăng cao. Họ đã sử dụng các hình chụp chất lượng cao để xác nhận rằng từ trường của mặt trời đảo chiều liên tục, tạo thành động năng và nhiệt năng. Những nguồn năng lượng này khiến gai plasma có kích thước từ 200-500km bắn lên từ bề mặt mặt trời.
Các gai plasma chịu tác động của từ trường khiến nó bắn qua lớp sắc cầu (chromosphere) để chạm tới lớp ngoài cùng của khí quyển mặt trời là nhật hoa (corona), đạt tới độ cao hàng ngàn km. Tốc độ của gai plasma bắn xuyên qua khí quyển mặt trời lên tới 100km/s. Hình ảnh chụp lại bằng tia cực tím từ đài quan sát mặt trời của NASA giúp nhóm khoa học gia khẳng định nhiệt độ của các gai mặt trời khi bắn lên lớp corona đạt tới 1 triệu độ C. Đó là lý do lớp cao nhất của khí quyển mặt trời lại có nhiệt độ cao hơn nhiều so với bề mặt vốn nằm phía dưới hàng ngàn km. Bề mặt mặt trời có nhiệt độ chỉ khoảng 5.500oC. Những hình ảnh từ đài quan sát Big Bear là lần đầu tiên con người ghi lại được bằng chứng để chứng minh giả thuyết này.
Khánh Phương
-
Nobel Hóa học 2024 vinh danh 3 người khai phá "khối xây dựng sự sống"
-
Nguyên nhân bất ngờ làm "nguy cơ ung thư di căn tăng 4 lần"
-
Những phát hiện mới nhất về loài rồng còn sót lại trên Trái đất
-
Lớp khí quyển ngoài của mặt trời có nhiệt độ cao hơn cả bề mặt
-
Siêu trăng máu sẽ xuất hiện vào cuối tuần
-
Tận mục xác ướp mỹ nhân 2.000 tuổi hoàn hảo nhất TQ