Làm thế nào Triều Tiên 'cuỗm' được gần 100 chiếc trực thăng mà Mỹ không hay?
Vụ Triều Tiên qua mặt Mỹ để sở hữu 87 chiếc trực thăng do nước này sản xuất cách đây gần 40 năm cho đến nay vẫn là một vết đen mà Washington không bao giờ muốn khơi lại.
Ngày 27/7/2013, hàng loạt các khí tài quân sự Triều Tiên rầm rập tiến vào quảng trường Kim Nhật Thành, tham gia lễ diễu binh kỷ niệm 60 năm ngày kết thúc cuộc chiến tranh liên Triều. Trên bầu trời, 4 chiếc trực thăng MD 500 do Mỹ sản xuất quần thảo phô diễn sức mạnh.
Ít ai biết rằng 4 chiếc MD 500 nằm trong phi đội gồm 87 chiếc được Triều Tiên đưa về từ Mỹ cách đó hơn 25 năm.
MD 500 là mẫu trực thăng được không quân Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1960. Với giá thành rẻ cùng khả năng cất-hạ cánh linh hoạt, tốc độ bay nhanh, MD 500 được các phi công tin dùng và sử dụng trong nhiều chiến dịch lớn. Triều Tiên cũng rất hứng thú với mẫu trực thăng này.
Vào những năm 1980, tập đoàn chế tạo máy bay McDonnell Douglas nhận được đơn đặt hàng 102 chiếc trực thăng từ một công ty đăng ký kinh doanh ở Tây Đức Delta-Avia Fluggerate.
Trong khoảng thời gian từ năm 1983-1985, 86 chiếc trực thăng MD 500 được chuyển tới Nhật Bản, Nigeria, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo các đơn hàng xuất khẩu của Delta Avia.
Tuy nhiên, tới tháng 2/1985, Bộ Thương mại Mỹ thông báo phát hiện một số điểm bất thường trong hoạt động của Delta Avia. Một trong số đó là việc khai sai lệch các điểm đến của các lô hàng chở MD 500.
Cụ thể, 15 chiếc trực thăng ban đầu được chuyển tới Rotterdam, Hà Lan nhưng sau đó lại được đưa lên tàu chở hàng của Liên Xô trước khi cập bến Triều Tiên. Một tàu chở hàng của Nhật sau khi nhận đơn hàng từ đối tác Đức cũng chuyển 2 chiếc trực thăng cho tàu chở hàng Triều Tiên neo đậu tại Hồng Kông.
Theo thống kê sau đó của Bộ Thương Mại Mỹ, đã có 87 chiếc MD 500 được chuyển vận chuyển trót lọt về Triều Tiên trong khi 15 chiếc còn lại bị thu giữ. Các cá nhân có liên quan tới thương vụ này cũng bị bắt giữ và đưa ra xét xử vào năm 1987 với cáo buộc vi phạm lệnh cấm xuất khẩu các mặt hàng sang Triều Tiên.
Mỹ sau đó phát hiện ra rằng Delta Avia chỉ là công ty bình phong được dựng lên để tuồn lô máy bay hơn 100 chiếc về Bình Nhưỡng. Tập đoàn McDonnell Douglas, nơi cung cấp lô hàng này trên thực tế lại không hay biết về cú lừa ngoạn mục này mà vô tình để những chiếc trực thăng giá rẻ rơi vào tay Triều Tiên.
Một thời gian sau khi vụ việc lắng xuống, xuất hiện thông tin cho biết Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cũng hay biết về vụ nhập lậu thông qua một nhân viên sứ quán Triều Tiên ở Berlin. Tuy nhiên, CIA nhất quyết không tiết lộ cho các quan chức quân sự Mỹ vì không muốn để lộ chuyện để nhân viên nghe lén đại sứ quán tại Đức.
SONG HY (Nguồn: National Interest)
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội