Kinh tế 7 tháng đầu năm qua các chỉ số
Tổng cục Thống kê vừa công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 7 tháng đầu năm 2018.
CPI tháng 7 giảm nhẹ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2018 giảm 0,09% so với tháng trước.
CPI cơ bản tháng 7/2018 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,41% so với cùng kỳ năm trước. CPI cơ bản bình quân 7 tháng năm nay tăng 1,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Lạm phát cơ bản tháng 7/2018 tăng 0,15% so với tháng trước và tăng 1,41% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân 7 tháng năm nay tăng 1,36% so với bình quân cùng kỳ năm 2017.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% trong 7 tháng
Tính chung 7 tháng năm 2018, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 7,1% của cùng kỳ năm 2017.
Gần 60.000 doanh nghiệp ngừng hoạt động
Tính chung 7 tháng, cả nước có 75.793 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 771,1 nghìn tỷ đồng.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 7,4%.
Nếu tính cả 1.460,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2018 là 2.231,5 nghìn tỷ đồng.
Nhật Bản dẫn đầu đầu tư FDI
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/7/2018 thu hút 1.656 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 13.205,4 triệu USD.
Tài chính ngân hàng là lĩnh vực Việt Nam đầu tư mạnh nhất ra nước ngoài
Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 7 tháng năm 2018 đạt 279,6 triệu USD.
Trong 7 tháng có 32 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Lào với 84 triệu USD, chiếm 30% tổng vốn đầu tư; Italy 37,1 triệu USD, chiếm 13,3%; Slovakia 35,9 triệu USD, chiếm 12,9%.
Bội chi ngân sách 35,9 nghìn tỷ
Chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn
Xuất siêu 3,06 tỷ USD
Tính chung 7 tháng năm 2018, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 133,69 tỷ USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2017.
Kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 130,63 tỷ USD, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 7 tháng cán cân thương mại hàng hóa vẫn duy trì xuất siêu với 3,06 tỷ USD.
Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,1 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,2 tỷ USD.
Tổng cục Thống kê cho rằng điều chú ý là tình hình chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc ngày càng căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của nước ta trong thời gian tới. Do đó, Việt Nam cần theo dõi sát tình hình và chủ động có giải pháp ứng phó để hạn chếtác động bất lợi.
Xuất khẩu nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản tăng
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu 7 tháng, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 25,5 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là EU đạt 24,2 tỷ USD, Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD.
Thị trường ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt đạt 14,2 tỷ USD, 10,4 tỷ USD và 10,2 tỷ USD.
Điện tử, máy tính và linh kiện là nhóm hàng được nhập khẩu nhiều nhất
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng tăng so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 7 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 35,8 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2017.
Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc với kim ngạch nhập khẩu đạt 26,5 tỷ USD. ASEAN đạt 18,1 tỷ USD.
Nhật Bản, EU, Mỹ lần lượt là các thị trường Việt Nam nhập khẩu với mức 10,4 tỷ USD; 7,5 tỷ USD và 7 tỷ USD.
Chủ yếu là khách châu Á đến Việt Nam
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt 1,19 triệu lượt trong tháng 7, tăng 0,5% so với tháng trước.
Tính chung 7 tháng năm nay, khách quốc tế ước tính đạt 9 triệu lượt người, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường, khách đến từ châu Á đạt 6,99 triệu người, chiếm 77% tổng số khách du lịch đến nước ta, tăng 30,4% so với cùng kỳ năm trước.
Khách đến từ châu Âu ước tính đạt 1,23 triệu lượt người, tăng 10,4% so với cùng kỳ.
Khách đến từ châu Úc đạt 0,266 triệu lượt người, tăng 8,4%. Khách đến từ châu Phi đạt 24,3 nghìn lượt người, tăng 21,5% so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 7 tháng, khách đến bằng đường hàng không đạt 7,36 triệu lượt người, tăng 20,2%; đến bằng đường bộ đạt 1,54 triệu lượt người, tăng 63,3%. Ngược lại khách đến bằng đường biển giảm nhẹ 0,2% với 0,18 triệu lượt khách.
N.A
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội