Phần lớn mỹ phẩm bày bán ngoài thị trường là hàng giả, hàng nhái
Theo thống kê mới đây của 1 hãng mỹ phẩm lớn tại Việt Nam là L’oreal, hiện nay các mặt hàng mỹ phẩm của nhãn này có mặt tại Việt Nam ngoài thị trường với 75% là hàng giả, hàng nhái. Thực tế, hiện trạng hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam đã dần thành "căn bệnh khó chữa".
Đại diện thương hiệu L’oreal của Pháp tại Việt Nam chia sẻ, theo phân tích và thống kê của các thương hiệu mỹ phẩm chính hãng trong và ngoài nước thì hiện nay lượng mỹ phẩm được bày bán ở thị trường Việt Nam có khoảng 75% là hàng giả, hàng nhập lậu chỉ còn lại 25% là hàng chính hãng.
Bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh – Giám đốc truyền thông và đối ngoại Cty TNHH L’oreal tại Việt Nam cho biết: “Nếu trước đây thị phần hàng giả chiếm 70% thì nay giảm còn 35% nhưng đáng tiếc nó lại được thay thế bằng hàng nhập lậu với 45%, có nghĩa là cuối cùng kết quả ngày hôm nay 75% lượng mỹ phẩm bán ngoài thị trường là bao gồm hàng giả và hàngnhập lậu còn lại chỉ 25% là hàng chính hãng, đây là vấn đề đáng báo động vì làm thất thoát lượng thuế của nhà nước khổng lồ”.
Số liệu thống kê của Cục quản lý thị trường cũng khẳng định, không chỉ L’oreal mà hầu hết các mặt hàng mỹ phẩm bày bán ở các chợ cũng đều là hàng giả, với 100% nước hoa và sáp vuốt tóc được bày bán tại các chợ, 70-80% son, maccara, phấn VÀ còn nhiều các sản phẩm khác bị làm giả, nhái các thương hiệu uy tín.
Ngày càng tinh vi và chuyên nghiệp
Theo ông Kiều Nghiệp- Trưởng phòng chống hàng giả, Cục quản lý thị trường cho biết, hiện nay các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức thủ đoạn, có sự tham gia của đối tương nước ngoài có sư cấu kết tinh vi từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùn. Các mặt hàng nổi cộm là các mặt hàng có giá trị lớn, thương hiệu nổi tiếng. Quy mô và tính chất vi phạm ngày càng nghiêm trọng, một số vụ việc có quy mô lớn đã được điều tra không chỉ giả về chất lượng mà còn giả về nguồn gốc xx hàng hóa, phương thức thủ đoạn, tình trạng in giả tem nóng bao bì gần đây rất nóng, hàng giảhàng nhía không chỉ ở thành thị mà nông thôn cũng phổ biến, tình trạng nhập bao bì ở nước ngoài về Việt Nam dán nhãn cũng phổ biến.
Các doanh nghiệp phản ảnh, mỹ phẩm giả được bán công khai và nhiều nhất tại TP.HCM là khu vực chợ Gò Vấp, chợ Kim Biên, các cửa hàng ở Q.5, Q.10…
Còn tại Hà Nội tập trung ở các chợ Phùng Khắc Hoan, chợ Đồng Xuân, chợ Xanh… Giá bán các sản phẩm giả này tại chợ chỉ từ 20.000 - 120.000 đồng/sản phẩm. Tại các cửa hàng mỹ phẩm giá từ 80.000 - 250.000 đồng/sản phẩm.
Thực tế hiện nay, có những thương hiệu, sản phẩm chưa hề được đăng ký và mang hàng về VN nhưng đã được bày bán rất nhiều. Và có những sản phẩm giả, nhái nhưng được nâng giá lên vài trăm ngàn và được bán online rất nhiều nhưng lại chiếm được lòng tin người tiêu dùng với mức giá đó vì nghĩ là hàng chính hãng
Ông Nguyễn Viết Hồng – Tổng thư ký Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng TP HCM
“Bây giờ hàng hóa trên mạng quá đẹp, người tiêu dùng bị kích thích và sau đó là tâm lý ham rẻ nên mua”
Bên cạnh những tồn tại vừa phân tích, đại diện thanh tra Bộ Khoa học và công nghệ cũng cho rằng, thực trạng đáng báo động về lượnghàng giả, hàng lậu như hiện nay còn do công tác phòng còn nhiều khó khăn, bất cập do hàng giả, hàng nhái ngày càng tràn lan, và tinh vi trong khi ý thức tự bảo vệ mình của các doanh nghiệp vẫn chưa cao.
Hướng giải quyết
Theo ông Kiều Nghiệp- Trưởng phòng chống hàng giả, Cục quản lý thị trường, cần có sự phối hợp từ các cơ quan như Cục quản lý thị trường phối hợp với các lực lượng công an, biên phòng hải quan và các doanh nghiệp, hiệp hội để xử lý các vi phạm về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…
Người tiêu dùng cần chú ý các dấu hiệu nhận biết hàng chính hãng là chỉ được tập trung tại 1 kênh duy nhất đó là kênh phân phối tại các trung tâm thương mại lớn và có uy tín cao
“Người tiêu dùng cần cập nhật thông tin với các địa chỉ đáng tin cậy thông qua các đơn vị uy tín, đáng tin cậy, không mua hàng trôi nổi, cần yêu cầu cấp hóa đơn chứng từ nguồn gốc để tự bảo vệ mình”. Ông Nguyễn Viết Hồng đưa ra lời khuyên.
Cũng theo Bà Nguyễn Như Quỳnh – Phó Chánh thanh Tra Bộ Khoa học và Công nghệ khuyên các doanh nghiệp phải biết tự nâng cao ý thức, và riêng phía người tiêu dùng phải lựa chọn thông minh để bảo về sức khỏe và lợi ích của mình.
Kim Ngọc
Ảnh: Internet
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội