Khu chợ miền Trung nhộn nhịp nhân dịp tết Đoan Ngọ

Thứ hai, 18/06/2018, 06:05 AM

Ngay từ sáng sớm, chợ Bà Hoa – khu chợ người Quảng ở quận Tân Bình, TP.HCM đã tập trung đông đúc kẻ bán người mua những thức ăn, đồ cúng nhân ngày tết Đoan Ngọ.

 Theo ghi nhận của PV, tại chợ bà Hoa những món ăn quen thuộc của người miền Trung được bày bán rất nhiều ở khắp chợ như bánh ú tro, xôi, chè, lá xông… Không khí nhộn nhịp, tấp nập khác hẳn với nhịp sống thường ngày tại TP.HCM.

 Các con đường trong khu vực chợ Bà Hoa đông kín người. Người người chen chúc nhau để mau các món ăn quen thuộc để về  cúng nhân ngày tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Huy Hoàng)

 Các con đường trong khu vực chợ Bà Hoa đông kín người. Người người chen chúc nhau để mau các món ăn quen thuộc để về  cúng nhân ngày tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bánh ú tro là món ăn quen thuộc của người miền Trung và cũng là món không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. bánh có dạng hình chóp, vừa bằng một nắm tay người lớn, bên ngoài được gói bằng lá chuối hoặc lá tre. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bánh ú tro là món ăn quen thuộc của người miền Trung và cũng là món không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. bánh có dạng hình chóp, vừa bằng một nắm tay người lớn, bên ngoài được gói bằng lá chuối hoặc lá tre. (Ảnh: Huy Hoàng)

Rất nhiều người đến chợ để tìm mua loại bánh này để  cúng trong dịp tết và cũng làm quà cho người thân trong gia đình. (Ảnh: Huy Hoàng)

Rất nhiều người đến chợ để tìm mua loại bánh này để  cúng trong dịp tết và cũng làm quà cho người thân trong gia đình. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bánh ít Bình Định cũng được các tiểu thương bán khá chạy. Đây cũng là món bánh được đông đảo mọi người ưa chuộng. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bánh ít Bình Định cũng được các tiểu thương bán khá chạy. Đây cũng là món bánh được đông đảo mọi người ưa chuộng. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bánh thuẫn, một loại bánh đặc trưng của người Quảng. Ngoài việc sử dụng cho mục đícch cúng tổ tiên thì nó cũng làm món ăn để những người Quảng tha hương nhớ về quê nhà trong dịp tết này. (Ảnh: Huy Hoàng)

Bánh thuẫn, một loại bánh đặc trưng của người Quảng. Ngoài việc sử dụng cho mục đícch cúng tổ tiên thì nó cũng làm món ăn để những người Quảng tha hương nhớ về quê nhà trong dịp tết này. (Ảnh: Huy Hoàng)

Thay vì ngày thường các tiểu thương chỉ bán xôi. Thì vào dịp tết Đoan Ngọ họ còn bán thêm chè đậu xanh đánh nhuyễn cùng với chè trôi nước. Đây là một món ăn kỳ công trong khi đó nhiều gia đình không có thời gian vào bếp thì có thể đến chợ để mua. (Ảnh: Huy Hoàng)

Thay vì ngày thường các tiểu thương chỉ bán xôi. Thì vào dịp tết Đoan Ngọ họ còn bán thêm chè đậu xanh đánh nhuyễn cùng với chè trôi nước. Đây là một món ăn kỳ công trong khi đó nhiều gia đình không có thời gian vào bếp thì có thể đến chợ để mua. (Ảnh: Huy Hoàng)

Khoai lang, lạc (đậu phộng), bắp trái ở đây được vận chuyển từ miền Trung vào với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp tết Đoan Ngọ. Vì thông lệ của người miền Trung, các loại khoai, đậu, bắp là những thứ không thể thiếu trong những ngày đặc biệt như ngày tết. (Ảnh: Huy Hoàng)

Khoai lang, lạc (đậu phộng), bắp trái ở đây được vận chuyển từ miền Trung vào với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu của khách hàng trong dịp tết Đoan Ngọ. Vì thông lệ của người miền Trung, các loại khoai, đậu, bắp là những thứ không thể thiếu trong những ngày đặc biệt như ngày tết. (Ảnh: Huy Hoàng)

Theo phong tục  của người miền Trung, các loại trái cây dùng để thờ cũng không cần quá sang trọng mà là những loại trái cây theo mùa như vải, chôm chôm, mận, ổi… tất cả đều thể hiện thành ý của người trong gia đình. (Ảnh: Huy Hoàng)

Theo phong tục  của người miền Trung, các loại trái cây dùng để thờ cũng không cần quá sang trọng mà là những loại trái cây theo mùa như vải, chôm chôm, mận, ổi… tất cả đều thể hiện thành ý của người trong gia đình. (Ảnh: Huy Hoàng)

Nắm là xông là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. Theo phong tục, nhiều người mua lá xông về để xông, tắm hoặc treo trước nhà với mong muốn giết được sâu bọ trong cơ thể. Một bó lá xông gồm các loại lá như ngải cứu, ổi, bưởi, bạch đàn, các loại lá gai và đặc biệt không thể thiếu xả. (Ảnh: Huy Hoàng)

Nắm là xông là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. Theo phong tục, nhiều người mua lá xông về để xông, tắm hoặc treo trước nhà với mong muốn giết được sâu bọ trong cơ thể. Một bó lá xông gồm các loại lá như ngải cứu, ổi, bưởi, bạch đàn, các loại lá gai và đặc biệt không thể thiếu xả. (Ảnh: Huy Hoàng)

Thơm tây Đà Lạt cũng được chọn dùng để chưng trong ngày tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Huy Hoàng)

Thơm tây Đà Lạt cũng được chọn dùng để chưng trong ngày tết Đoan Ngọ. (Ảnh: Huy Hoàng)

IMG_9413
Ngoài ra, các gian hàng hoa cũng tấp nập người mua. Hoa cúc vàng là loại hoa được đông đảo mọi người lựa chọn. (Ảnh: Huy Hoàng)

Ngoài ra, các gian hàng hoa cũng tấp nập người mua. Hoa cúc vàng là loại hoa được đông đảo mọi người lựa chọn. (Ảnh: Huy Hoàng)

Theo quan niệm từ xưa, trong hệ tiêu hóa của con người thường có sâu bọ (giun, sán ký sinh) gây hại cho sức khỏe. Tuy vậy, chỉ có ngày mùng 5/5 âm lịch (Tết Đoan Ngọ) là lúc tiết trời oi ả. Đây là thời điểm chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển, ngoi lên gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.

Vì vậy, đây là dịp để khử trừ khi người dân thực hiện các nghi lễ diệt sâu bọ và dâng hương cầu tai qua nạn khỏi, được mùa. Theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5 âm lịch.

Huy Hoàng

Theo NTD

largeer