Không dùng được sách giáo khoa cũ gây lãng phí: Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói gì?
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Hữu Độ cho biết, Quốc hội cho phép thực hiện chương trình phổ thông mới, từ năm 2019 hoặc năm 2020, có thể triển khai từ lớp 1 và khi đó, chương trình sách giáo khoa cũ không còn hiệu lực nữa.
Liên quan đến tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm học 2018-2019, nhiều ý kiến tranh cãi việc sách dùng một lần xem như bỏ đi dẫn đến sự uổng phí, sách giáo khoa cũ hiện nay không thể sử dụng được.
Chiều 30/8, trả lời tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, liên quan đến thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội về việc thực hiện chương trình phổ thông mới từ năm 2000 đến nay, sách giáo khoa cũ vẫn đang được triển khai.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng khẳng định, sách giáo khoa cũ đang ổn định và có điều chỉnh một chút, hàng năm có tái bản, bổ sung thêm một số sách.
Với chương trình hiện nay, sách giáo khoa cũ vẫn còn hiệu lực, vẫn còn sử dụng khi chương trình mới thực hiện theo Nghị quyết 88 chưa chính thức được ban hành. Thực hiện Nghị quyết 88, Quốc hội cho phép thực hiện chương trình phổ thông mới và theo lộ trình bắt đầu thực hiện từ năm 2019 hoặc năm 2020, có thể triển khai từ lớp 1 và khi có chương trình sách giáo khoa mới, lúc đó chương trình sách giáo khoa cũ không còn hiệu lực nữa.
"Vừa rồi tôi có đi Lai Châu, vẫn còn đầy đủ các sách giáo khoa cũ và vẫn luân chuyển để cho các thế hệ sau sử dụng" - Thứ trưởng Bộ GD-ĐT nói.
Về phản ánh yêu cầu học sinh làm bài tập trong sách giáo khoa, dẫn đến toàn bộ sách giáo khoa không thể tái sử dụng được nữa, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho biết, các sách bài tập, sách tham khảo có viết trực tiếp lời giải trong sách. Còn sách giáo khoa là sách riêng, đảm bảo có thể sử dụng lâu dài.
''Sách tham khảo tùy theo từng điều kiện, các gia đình, nhà trường có thể lựa chọn. Tuy nhiên, về phía Bộ GD-ĐT đã ra các văn bản 2572, 2372 ban hành ngày 11/4/2013 về việc sử dụng tài liệu tham khảo. Năm 2014, Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 21 về việc quy định và quản lý sách tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Việc lựa chọn sách tham khảo do Thủ trưởng, Hiệu trưởng các trường quyết định sử dụng sách nào phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa phương. Bộ cũng chỉ đạo, yêu cầu các sách tham khảo viết trực tiếp vào trong bài là không nên".
Minh Khánh
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Sở GD&ĐT TP.HCM phản hồi về chất lượng bữa ăn bán trú
-
Đề xuất miễn học phí cho con nhà giáo: Chỉ nên ưu tiên cho người khó!
-
Sắp diễn ra kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025
-
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động trường quốc tế Mỹ Việt Nam
-
Học sinh lớp 8 bị nhóm bạn cùng trường đánh hội đồng dã man