Khó khăn chồng chất với doanh nghiệp du lịch do ảnh hưởng dịch Covid-19
Khó khăn chồng chất, khiến ngành du lịch Việt Nam bị thất thu khoảng 23 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, dẫn đến khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động.
Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch chịu tổn thất nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80% so với năm 2019, cùng với đó, lượng khách nội địa cũng giảm khoảng 50%.
Khó khăn chồng chất, khiến ngành du lịch Việt Nam bị thất thu khoảng 23 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, dẫn đến khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, tình hình cũng không mấy khả quan. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, theo một số đơn vị lữ hành du lịch, số lượng tour cho dịp Tết dương lịch và âm lịch năm nay giảm đáng kể. Mặc dù các doanh nghiệp đã nỗ lực tạo sự gắn kết giữa công ty lữ hành và điểm đến, nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách, đồng thời, tung ra hàng loạt tour với mức giá ưu đãi nhưng cũng chỉ thu hút được một bộ phận du khách nhỏ, lẻ.
Bà Nguyễn Thị Huyền, Giám đốc điều hành Công ty du lịch Vietrantour cho biết: "Đối với các điểm đến có nắng ấm cũng như có nhiều khuyến mại sâu, dịch vụ là 5 sao nhưng giá cả có thể lại chỉ là 3 sao. Thậm chí, giá tour đã giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái tới 30%".
Dịch bệnh đã làm thay đổi toàn bộ hành vi và thói quen, xu hướng đi du lịch của du khách. Nắm bắt được điều này, các doanh nghiệp du lịch đã nhanh chóng thay đổi, sáng tạo để thích ứng với tình thế mới. Các khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, dịch vụ đã sớm xây dựng các chương trình ưu đãi. Nhiều đơn vị, công ty khai thác dịch vụ cũng chủ động triển khai các gói sản phẩm mới, nhằm đáp ứng thị hiếu cũng như nhu cầu của du khách.
Ông Nguyễn Ngọc An – Phó Tổng Giám đốc Công ty Lữ hành Fiditour – Vietluxtour cho biết: "Chúng tôi có những kế hoạch để chuẩn bị về sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, sự thay đổi trong nhu cầu của du khách. Cụ thể như chúng tôi nghiên cứu thêm các sản phẩm trong và xung quanh TP.HCM, chủ yếu đi bằng xe đến các điểm di tích lịch sử cũng như là thiên nhiên hoang sơ".
Dịch Covid-19 đã buộc ngành du lịch phải chuyển hướng và du lịch nội địa là giải pháp duy nhất giúp các doanh nghiệp từng bước phục hồi, duy trì hoạt động. Mục tiêu đặt ra cho toàn ngành là phải cùng lúc thực hiện “nhiệm vụ kép”, vừa bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của người dân, vừa duy trì sản xuất, kinh doanh.
Tuy nhiên, sau dịch bệnh, nhu cầu đi du lịch của người dân là có, nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn khiến nhiều người đắn đo. Chưa kể, một bộ phận du khách còn có tâm lý bất an, bởi lo sợ sự lây lan của dịch bệnh. Đây là những nguyên nhân chính khiến số lượng du khách nội địa trong năm nay đã sụt giảm khoảng 50%.
Không có khách, doanh nghiệp bị thất thu và chỉ biết vượt khó bằng nhiều phương thức khác nhau cùng với niềm hy vọng, mong sao cho dịch bệnh sớm bị đẩy lùi. Nếu trong đợt dịch đầu tiên, các doanh nghiệp còn cố gắng cầm cự bằng cách giảm giờ
Ông Nguyễn Văn Mỹ - Giám đốc Công ty du lịch Lửa Việt chia sẻ: "Chúng tôi dùng từ gọi là lương Covid vì không thể trả lương, anh em cũng không thể nào nhận đồng lương trong khi không có việc làm được. Nên việc làm thì thay phiên nhau, nhân viên thì khuyến khích họ làm thêm những gì có thể, bán hàng online hoặc về quê. Còn văn phòng chính thì chúng tôi khuyến khích anh em, cho anh em sử dụng mặt bằng để làm một số việc với nhau".
Thực tế, không chỉ có các công ty lữ hành mà phần lớn các cơ sở lưu trú cũng rơi vào tình thế lao đao. Nhà nước đã có những chính sách miễn giảm thuế, giảm chi phí môi trường cho các doanh nghiệp du lịch, áp dụng mức giá điện theo đơn giá điện sản xuất cho các cơ sở kinh doanh nhà hàng, dịch vụ lưu trú du lịch thay vì áp dụng mức giá dịch vụ.
Tuy nhiên, để cho doanh nghiệp du lịch tồn tại thì không chỉ nhờ vào các gói hỗ trợ của nhà nước mà điều quan trọng là cần có khách du lịch. Sự vắng bóng của du khách đã khiến không ít khách sạn, nhà hàng phải đóng cửa.
Ông Hoàng Nhân Chính – Tổng Thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) nhận định: "Rất nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lưu trú như là các khách sạn. Hiện nay các khách sạn nhỏ, kể cả khách sạn lớn cũng đã bắt đầu rao bán, nên điều quan trọng nhất hiện nay là giúp cho doanh nghiệp du lịch tồn tại để họ giữ được lực lượng lao động trong ngành du lịch; đó mới là điều đáng quý nhất".
Sau tác động của những làn sóng dịch Covid-19 nối tiếp nhau trong năm nay, đa số các doanh nghiệp đã không còn nguồn lực nên để thực hiện tốt chương trình kích cầu, họ cần nhiều hơn nữa sự tiếp sức từ Chính phủ để có thể phục hồi.
Thông tin đường bay nội địa hoạt động trở lại bình thường cùng việc kiểm soát tốt dịch bệnh tưởng như sẽ khiến ngành du lịch khởi sắc sau thời kỳ dài “đóng băng”. Tuy nhiên, trên thực tế, các doanh nghiệp trong ngành vẫn đang cầm cự lay lắt, chờ đợi sớm mở rộng cửa đường bay thương mại quốc tế để đón khách du lịch./.
Huyền Trang
-
Kết nối điện ảnh Việt với thế giới
-
Lý do khách du lịch Ấn Độ đến Việt Nam tăng 500%
-
Bài học từ Quả bóng vàng 2024 Rodri
-
Ai chịu trách nhiệm khi bóng đá Việt trượt dốc?
-
Loại cua "quý tộc" của Trung Quốc trở thành món ăn bình dân tại Việt Nam
-
Tuyển Kickboxing Việt Nam giành 11 HCV, TP HCM góp 1 chức vô địch