IFC: Tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân là bắt buộc khi phục hồi
Khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm, việc tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển, theo IFC là "nhiệm vụ bắt buộc" để Việt Nam phục hồi.
IFC - thành viên của nhóm Ngân hàng Thế giới - vừa công bố báo cáo "Nghiên cứu đánh giá khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam". Báo cáo nhận định, làn sóng dịch mới do biến thể Delta có nguy cơ kéo lùi lộ trình phục hồi kinh tế.
Trong đó, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trong sản xuất, nông nghiệp tiếp tục có những cú sốc doanh thu nghiêm trọng. Dù thanh khoản đã được cải thiện, các công ty vẫn có nguy cơ bị nợ đọng đáng kể và tình hình có thể trở nên tệ hơn do sự gia tăng liên tục của các ca nhiễm mới.
"Ngay cả sau khi nhu cầu phục hồi, trong bối cảnh biến động, gánh nặng nợ nần và kỳ vọng tiêu cực có thể gây sụt giảm đầu tư, đe dọa phá sản, và mất việc làm dẫn đến làm chậm tăng trưởng hơn nữa", báo cáo IFC đánh giá.
Việt Nam đang hạn chế về tài khóa, dẫn tới thu hẹp năng lực của khu vực công trong giải quyết nhu cầu đầu tư phát triển. Do đó, trong thời gian tới, theo IFC sự phục hồi của Việt Nam vì thế sẽ dựa chủ yếu vào việc nâng cao vai trò của khu vực tư nhân trong nền kinh tế.
"Với làn sóng Covid-19 hiện nay, Việt Nam càng nhất thiết phải thúc đẩy một khu vực tư nhân năng động, đa dạng, và đổi mới sáng tạo cho giai đoạn phục hồi, khi các nguồn lực công trở nên khan hiếm", bà Kim-See Lim, Giám đốc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của IFC, đánh giá.
Báo cáo khuyến nghị thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân bằng cách giảm bớt rào cản gia nhập thị trường và cạnh tranh, cải thiện vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, đa dạng hóa sang các ngành thâm dụng tri thức, giải quyết thiếu hụt về kỹ năng, và đẩy mạnh số hóa trong nhiều ngành.
Một số gợi ý cho ngắn hạn như: tạo thuận lợi gia nhập thị trường bằng các đơn giản hóa thủ tục hành chính. Bảo vệ các công ty có khả năng tồn tại khỏi nguy cơ chấm dứt hoạt động quá sớm và tạo điều kiện thuận lợi cho việc rút lui của các công ty "zombie" bằng cách thúc đẩy sử dụng tái cơ cấu không chính thức và xử lý nợ ngoài tòa án hoặc kết hợp cả hai; tăng cường khung phá sản bằng cách nới lỏng quy định về mở thủ tục phá sản.
Việt Nam cũng được khuyến nghị đẩy nhanh việc triển khai các hiệp định thương mại mới được phê chuẩn, bỏ rào cản gia nhập trong các lĩnh vực hiện do doanh nghiệp nhà nước thống trị như tài chính, công nghệ thông tin - truyền thông, giao thông vận tải và hạ tầng tiện ích. Phát triển thị trường vốn sâu hơn thông qua phát triển thị trường trái phiếu đại chúng (niêm yết).
Có 5 ngành gồm điện, kho vận, giáo dục và đào tạo kỹ năng, kinh doanh nông nghiệp, và du lịch được IFC đánh giá có tiềm năng mạnh mẽ để khu vực tư nhân tham gia, nhưng còn nhiều rào cản.
Nguyên cứu khuyến khích giải quyết các trở ngại gia nhập và tiếp cận vốn của ngành logistics; phát triển môi trường hợp tác công tư cho ngành năng lượng; giải quyết các chính sách đất đai, vốn và tăng ứng dụng công nghệ cho lĩnh vực nông nghiệp; tạo điều kiện thêm cho tư nhân tham gia vào giáo dục nghề, đại học.
Với du lịch, trong ngắn hạn cần phát triển theo hướng quy định chặt chẽ về y tế và nới lỏng thị thực. Còn trong trung hạn, thì cải thiện khuôn khổ pháp lý và môi trường, đầu tư theo hình thức PPP vào hạ tầng dịch vụ.
Viễn Thông
-
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Những con số ấn tượng về hành trình VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng
-
Eximbank ra mắt dịch vụ thanh toán Garmin Pay qua thẻ Eximbank Mastercard: Bước đột phá cho lối sống năng động
-
Eversolar hợp tác kinh doanh trạm sạc nhượng quyền V-Green
-
Vinfast hợp tác FGF hỗ trợ khách hàng thu cũ xe xăng, đổi mới ô tô điện
-
Kỳ tích phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân 60 tuổi liệt tứ chi, từng sống nhờ máy thở