Tổng thống Trump đe dọa trục xuất Elon Musk về Nam Phi, tỷ phú đáp trả bằng lời hứa lập đảng mới
Tổng thống Donald Trump và Giám đốc điều hành Tesla/SpaceX, Elon Musk tiếp tục có những động thái đẩy căng thẳng lên cao.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Dự luật "Lớn và Đẹp" vừa được Thượng viện Mỹ thông qua, hứa hẹn sẽ định hình lại nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, nó cũng gây ra nhiều tranh cãi và vấp phải sự phản đối gay gắt từ nhiều phía, trong đó có cả tỷ phú Elon Musk.
Dự luật "Lớn và Đẹp" (One Big, Beautiful Bill Act), một trong những sáng kiến lập pháp tham vọng nhất của Tổng thống Donald Trump, vừa vượt qua cửa ải Thượng viện một cách gay cấn. Dự luật khổng lồ này với mục tiêu tái định hình chính sách thuế và chi tiêu của Mỹ, được cho là sẽ tác động đến cuộc sống của gần như mọi người dân Mỹ.
Dự luật "Lớn và Đẹp" có nhiều phiên bản, phiên bản được Thượng viện thông qua vào ngày 1/7 không giống với phiên bản được Hạ viện thông qua vào tháng 5. Cả Thượng viện và Hạ viện phải thông qua cùng một phiên bản của dự luật để có thể gửi đến cho ông Trump ký trước ngày 4/7 như ông mong muốn.
Mặc dù vậy, đường nét tổng thể của dự luật khổng lồ này đã khá rõ ràng. Nó kéo dài các chính sách cắt giảm thuế trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Trump, cung cấp kinh phí cho bức tường biên giới, và cắt giảm sự hỗ trợ của liên bang cho mạng lưới an sinh xã hội giúp người Mỹ chi trả cho thực phẩm và bảo hiểm y tế, để bù đắp cho sự mất mát doanh thu của chính phủ và các khoản chi tiêu bổ sung. Theo phân tích, có 7 tác động lớn nhất của dự luật này.
Dự luật siết chặt nhiều biện pháp phúc lợi xã hội, chẳng hạn như thiết lập các quy trình xét duyệt tư cách nghiêm ngặt hơn, mở rộng tỷ lệ tự chi trả và giảm hỗ trợ của liên bang cho các chính quyền tiểu bang. Điều này có thể khiến hàng triệu người vốn được hưởng Trợ cấp Y tế (Medicaid), Đạo luật Bảo vệ Bệnh nhân và Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (PPACA, thường được gọi là Obamacare), và Chương trình Hỗ trợ Dinh dưỡng Bổ sung (SNAP, thường được gọi là phiếu thực phẩm) bị mất đi sự bảo vệ hoặc bị ảnh hưởng.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) ước tính rằng đến năm 2034, sẽ có thêm gần 12 triệu người mất bảo hiểm y tế, nhiều người trong số đó chính là do các quy định siết chặt đối với Trợ cấp Y tế của dự luật "Lớn và Đẹp".
Ngay cả những người vốn không tiếp xúc với mạng lưới an sinh xã hội nói trên, các quyền lợi sức khỏe của họ vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi dự luật. Các bệnh viện lớn cảnh báo rằng việc cắt giảm trợ cấp cho Trợ cấp Y tế có thể buộc một số bệnh viện phải sa thải nhân viên, hạn chế dịch vụ hoặc thậm chí đóng cửa, đặc biệt là các bệnh viện ở khu vực nông thôn.
Với việc chính phủ liên bang giảm hỗ trợ, các bang sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính lớn. Họ có thể sẽ buộc phải cắt giảm chi tiêu cho các lĩnh vực quan trọng khác như giáo dục và cơ sở hạ tầng địa phương để bù đắp thâm hụt.
Dự luật sẽ gia hạn các chính sách giảm thuế thu nhập cá nhân, mang lại lợi ích cho nhiều người dân, đặc biệt là các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng lợi. Các khoản vay sinh viên sẽ khó được hoãn hơn, các ưu đãi thuế cho năng lượng sạch sẽ kết thúc sớm hơn vào năm 2027 và các trường đại học tư thục hàng đầu như Harvard, Yale sẽ phải chịu mức thuế quyên góp cao hơn, tăng từ 1,4% lên 8%.
Phân tích từ Trung tâm Chính sách Thuế cho thấy, dù tất cả các nhóm thu nhập đều được giảm thuế, nhưng khoảng 60% tổng lợi ích sẽ chảy vào túi của 20% người giàu nhất. Nói cách khác, người giàu sẽ là người hưởng lợi lớn nhất, vượt xa các nhóm có thu nhập trung bình và thấp. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự gia tăng bất bình đẳng.
Tuy nhiên, dự luật cũng có điểm tích cực là sẽ cấm các triệu phú nhận trợ cấp thất nghiệp. Theo một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (Congressional Research Service), trong năm 2021 và 2022, đã có hàng nghìn công dân có thu nhập hơn 1 triệu USD xin trợ cấp thất nghiệp. Dự luật mới sẽ cấm hành vi gây tranh cãi này của các triệu phú.
Dự luật sẽ loại bỏ nhiều nhóm người nhập cư, bao gồm cả người tị nạn và nạn nhân bạo lực gia đình, khỏi các chương trình phúc lợi của liên bang. Thủ tục xin nhập cư có thể sẽ tăng lên, hoặc chi phí sẽ cao hơn. Đồng thời, dự luật sẽ cấp một ngân sách khổng lồ 46,5 tỷ USD để xây dựng bức tường biên giới, 45 tỷ USD cho Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan (ICE) để giam giữ những người nhập cư không có giấy tờ.
CBO dự báo dự luật sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách thêm 3,8 nghìn tỷ USD trong một thập kỷ tới. Dù dự luật cũng nâng trần nợ công thêm 5 nghìn tỷ USD, cho phép Bộ Tài chính vay thêm tiền để chi trả cho các khoản mục đã phát sinh nhưng hậu quả trực tiếp đối với người dân sẽ là lãi suất tăng cao.
Nhiều người Mỹ có thể sẽ cảm nhận "trực tiếp" hậu quả của việc nợ công không ngừng tăng lên. Theo phân tích của Văn phòng Ngân sách Quốc hội, điều này sẽ đẩy lãi suất tăng cao, dẫn đến lãi suất vay mua nhà, mua xe, và nợ thẻ tín dụng đều sẽ cao hơn.
CEO Tesla/SpaceX Elon Musk là một trong những người phản đối dự luật này gay gắt nhất. Ông cho rằng các chính sách cắt giảm thuế sẽ làm thâm hụt ngân sách tăng vọt. Đặc biệt, Musk kịch liệt phản đối việc đột ngột chấm dứt các khoản ưu đãi thuế cho xe điện, gọi đây là hành động "tài trợ cho ngành công nghiệp của quá khứ, trong khi gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành công nghiệp của tương lai". Sự phản đối của một nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn như Musk chắc chắn sẽ tạo ra những thách thức không nhỏ cho quá trình thông qua dự luật trong những tuần tới.