Fintech là bạn hay đối thủ của ngân hàng?
Theo một số ngân hàng, nếu hợp tác ở lĩnh vực thanh toán fintech thì ngân hàng sẽ là bạn. Một khi các cty fintech đã mở rộng cả sang lĩnh vực huy động và cho vay ngang hàng (peer-to-peer), thì họ sẽ là đối thủ trực tiếp của ngân hàng.
Fintech là từ dùng để nói tới các công ty kinh doanh dịch vụ tài chính dựa trên nền tảng công nghệ. Fintech đã phát triển bùng nổ từ năm 2010 đến nay, doanh thu tới 200 tỷ USD trên toàn cầu. Fintech cũng đang phát triển đa dạng trong nhiều lĩnh vực: Bảo hiểm, quản lý tài sản… và xu hướng này vẫn tiếp tục trên toàn cầu. Hiện các xu hướng công nghệ tài chính trên thế giới có 2 mục tiêu chính: Thay thế kênh truyền thống bằng cách giảm chi phí, tăng độ tiện dụng, trải nghiệm của khách hàng và khai thác thị trường mới thông qua công nghệ, đặc biệt là đối với phân khúc khách hàng cá nhân.
Vừa là bạn vừa là đối thủ
Hiện tại thị trường Việt Nam có hơn 40 công ty fintech hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó phần lớn tập trung vào mảng thanh toán (chiếm gần 60%). Có 2/3 các doanh nghiệp khởi nghiệp fintech ở Việt Nam đang cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến; cung ứng giải pháp thanh toán kỹ thuật số POS/mPOS, chuyển tiền… Ngoài ra, thị trường fintech Việt Nam còn có một số doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực khác như gọi vốn cộng đồng, dịch vụ cho vay trực tuyến….
Đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng lớn nhỏ trên thị trường đều đã bắt tay với một hoặc một số fintech để phát triển các ứng dụng tiện ích, các sản phẩm số sáng tạo. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã cấp phép cho 24 ví điện tử hoạt động trên thị trường.
Vào giữa năm nay, Ngân hàng VPBank đã thành lập riêng một khối có tên gọi là VPDirect với nhiệm vụ chuyên nghiên cứu về fintech, đưa ra các ứng dụng, nền tảng trực tuyến mới đáp ứng sự biến đổi của thị trường tài chính. Cách đây không lâu, Ngân hàng MB thông qua facebook chat ra mắt kênh giao dịch tài chính eMBee - kênh dịch tài chính qua fanpage đầu tiên tại thị trường Việt Nam… Như vậy, các ngân hàng khác cũng đã có những động thái nhất định để chuẩn bị cho cuộc chiến với các công ty fintech.
Nhìn nhận fintech vẫn đang có luồng ý kiến trái chiều, một bên coi mối đe dọa trong khi số khác coi đây là cơ hội cho các ngân hàng. Theo một số ngân hàng, nếu hợp tác ở lĩnh vực thanh toán Fintech và ngân hàng sẽ là bạn. Một khi các fintech đã mở rộng cả sang lĩnh vực huy động và cho vay ngang hàng (peer-to-peer) thì họ sẽ là đối thủ trực tiếp của các ngân hàng.
Cần có hành lang pháp lý rõ ràng
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh nhấn mạnh, với tầm quan trọng và những cơ hội, tiện ích mà fintech đưa lại như khả năng tối ưu hóa tiện ích, tiết giảm chi phí, tạo ra những giá trị và trải nghiệm mới cho người sử dụng, fintech được nhận định sẽ là xu hướng phát triển tất yếu trong hoạt động tài chính ngân hàng trên phạm vi toàn cầu. Đồng thời fintech được dự báo sẽ mang lại cơ hội hợp tác phát triển cũng như những thách thức đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Cũng theo Phó Thống đốc Nguyễn Kim Anh thì việc nắm bắt được những tác động của fintech đối với hoạt động ngân hàng sẽ là tiền đề quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực ngân hàng và fintech kiến tạo nên một thị trường tài chính phát triển lành mạnh, an toàn và hiệu quả trong tương lai.
NHNN đã thành lập Ban Quản lý Fintech để hoàn thiện hành lang pháp lý, hoàn thiện hệ sinh thái fintech. Tuy nhiên, do fintech là lĩnh vực mới và liên tục phát triển, đổi mới với cấp độ nhanh chóng, bởi vậy, hành lang pháp lý hiện hành chưa đầy đủ.
Thời gian tới, NHNN đã xác định tập trung xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các công ty fintech trong lĩnh vực ngân hàng, bổ sung, sửa đổi hoạt động của ngành ngân hàng để tương thích và phù hợp hơn với bối cảnh số hóa và sự phát triển của fintech.
Fintech là gì?
Là viết tắt của từ financial technology (công nghệ trong tài chính), fintech được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, điện thoại di động, công nghệ điện toán đám mây và các phần mềm mã nguồn mở nhằm mục đích nâng cao hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư.
Các công ty fintech được chia thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là các công ty phục vụ người tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số để cải thiện cách các cá nhân vay mượn, quản lý tiền bạc, tài trợ vốn cho các startup. Nhóm còn lại là các công ty thuộc dạng “back-office” hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
Theo Vân Lam - NTD
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường