Facebook thắng kiện Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc
Ngày 11/9, Tòa án cấp cao Seoul đã đưa ra phán quyết có lợi cho Facebook trong một vụ kiện mà họ đệ trình nhằm vô hiệu hóa các khoản tiền phạt do Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) đưa ra.
Facebook đã thắng cả phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong một vụ kiện hành chính mà họ đệ đơn chống lại quyết định phạt tiền của KCC. Tranh cãi về việc sửa đổi sắc lệnh thực thi đối với Đạo luật Kinh doanh Viễn thông, được gọi là “Đạo luật NetFlix”, dự kiến sẽ còn tiếp diễn.
Tòa án cấp cao Seoul cho rằng, KCC đã lạm dụng quyền quyết định của mình trong việc đưa ra các quy định mới.
Trước đó vào tháng 3/2018, KCC đã phạt Facebook 396 triệu won và yêu cầu Facebook phải thay đổi vì cho rằng Facebook đã thực hiện hành vi chống lại lợi ích của người dùng, hành vi bị cấm theo Đạo luật Kinh doanh Viễn thông.
Khi tòa án chuyển trách nhiệm về chất lượng mạng cho các nhà mạng, người ta đang chú ý đến kết luận mà tòa sẽ đưa ra trong một cuộc chiến pháp lý khác giữa Công ty cung cấp dịch vụ truyền video theo yêu cầu Netflix và nhà cung cấp dịch vụ viễn thông SK Broadband của Hàn Quốc. Phiên điều trần đầu tiên giữa Netflix và SK Broadband sẽ được tổ chức vào tháng 10 tới.
Vào tháng 11 năm 2019, SK Broadband đã yêu cầu KCC phân xử vì cho rằng Netflix đã tăng gánh nặng cho nhà mạng viễn thông vì việc cung cấp dịch vụ truyền video theo yêu cầu của Netflix. Mặc dù kế hoạch của SK Broadband là nhằm khiến Netflix phải trả chi phí mở rộng mạng lưới và phí sử dụng, Netflix đã bất ngờ đâm đơn kiện trước phán quyết của trọng tài KCC.
Ngành công nghiệp nội dung phản đối mạnh mẽ Đạo luật Netflix khi đưa ra quy định nghĩa vụ duy trì chất lượng dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng với danh nghĩa bảo vệ người dùng. Ngoài ra, phán quyết mới nhất của tòa án cho rằng việc duy trì chất lượng mạng là trách nhiệm của các công ty viễn thông, điều này đã mang lại cho ngành nội dung một vị trí thuận lợi.
Ngược lại, KCC đã thua trong một loạt các vụ kiện mà họ kỳ vọng sẽ dành chiến thắng. Người trong ngành viễn thông cho biết: “Mặc dù KCC đã thua trong phiên tòa thứ hai, nhưng việc tòa thừa nhận thiệt hại cho người dùng là vấn đề có ý nghĩa”. Đặc biệt, các công ty viễn thông bày tỏ kỳ vọng của họ và cho rằng: “Sau khi Đạo luật Netflix được thông qua, các điều kiện tích cực đã được tạo ra. Chẳng hạn như quy định bắt buộc thực hiện để ngăn chặn những thay đổi về quyền truy cập có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng”.
Trong khi đó, KCC sẽ quyết định có kháng cáo hay không sau khi phân tích phán quyết của tòa án về vụ kiện của Facebook.
Phan Văn Hòa
-
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
-
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh
-
Chiếc ô tô huyền thoại của Toyota chỉ có giá hơn 700 triệu đồng, người Việt thèm muốn
-
Những mẫu xe mạnh nhất phân khúc SUV hạng C: Góp mặt toàn tên tuổi gạo cội, xe 'made in Việt Nam' vượt trội
-
ADB nhận định: Ngành công nghiệp sáng tạo số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương
-
Nhà mạng có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam