Để hưởng BHYT khi khám chữa bệnh, người có HIV cần những thủ tục gì?
Những thông tin cụ thể sau đây sẽ giúp người có HIV biết cách làm thủ tục để được hưởng chế độ BHYT khi đi khám chữa bệnh.
Theo Thông tư 27/2018/TT-BYT hướng dẫn thực hiện BHYT, khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT liên quan đến HIV/AIDS do Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ tháng 1/2019, người tham gia BHYT nhiễm HIV và người tham gia BHYT khi sử dụng các dịch vụ chăm sóc, điều trị liên quan đến HIV/AIDS được hưởng quyền lợi theo phạm vi quyền lợi, mức hưởng theo quy định của pháp luật về BHYT…
Theo đó, Thông tư này quy định, đối với trường hợp người nhiễm HIV lần đầu đến điều trị HIV/AIDS tại cơ sở y tế có chức năng điều trị HIV/AIDS hoặc người được cơ sở điều trị HIV phát hiện bị nhiễm HIV nếu chưa có thẻ BHYT thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng BHYT thì cơ sở điều trị HIV/AIDS hướng dẫn người bệnh thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ BHYT và lập danh sách những người đó gửi đơn vị chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trong thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày cuối cùng của tháng đó để lập danh sách hỗ trợ chi phí đóng BHYT.
Trường hợp người bệnh đến khám hoặc từ ngày người được phát hiện nhiễm HIV trong khoảng thời gian ít hơn 5 ngày tính đến ngày cuối tháng thì chuyển việc lập danh sách sang tháng tiếp theo.
Trường hợp người bệnh đã có thẻ BHYT, đang KCB đúng tuyến và thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng BHYT, sau khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng, cơ sở điều trị HIV/AIDS lập danh sách người bệnh tham gia BHYT và gửi đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tỉnh trong thời gian 30 ngày trước ngày thẻ BHYT hết thời hạn sử dụng.
Trường hợp người bệnh đã có thẻ BHYT, đang KCB không đúng tuyến và thuộc đối tượng được hỗ trợ chi phí đóng BHYT, sau khi thẻ BHYT hết hạn sử dụng, cơ sở điều trị HIV/AIDS giới thiệu người bệnh về cơ sở điều trị HIV/AIDS phù hợp với tuyến KCB của người đó để được lập danh sách hỗ trợ chi phí đóng BHYT theo quy định.
Người tham gia BHYT nhiễm HIV khi sử dụng các dịch vụ y tế liên quan đến HIV/AIDS được Quỹ BHYT chi trả: Thuốc kháng HIV (trừ trường hợp đã được nguồn tài chính hợp pháp khác chi trả); Xét nghiệm HIV trong KCB đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sinh con theo yêu cầu chuyên môn nếu không được các nguồn kinh phí khác chi trả; Kỹ thuật đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm HIV; Khám bệnh, xét nghiệm HIV, thuốc kháng HIV và dịch vụ KCB khác liên quan đến HIV/AIDS đối với trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV; Xét nghiệm HIV theo yêu cầu chuyên môn trong KCB; Xét nghiệm HIV, điều trị bằng thuốc kháng HIV đối với người phơi nhiễm với HIV, người nhiễm HIV do tai nạn rủi ro (trừ các trường hợp tai nạn rủi ro nghề nghiệp đã được ngân sách nhà nước chi trả); Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội.
Quảng An
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội