Đào phải hàng trăm ngôi mộ cổ khi đào móng xây chung cư

Thứ sáu, 05/04/2019, 10:32 AM

Hàng trăm ngôi mộ cổ đã được khai quật từ một công trường ở Philadelphia (Pennsylvania - Mỹ), sau khi các công nhân liên tiếp đào phải xương người.

Các nhà khảo cổ của thành phố Philadelphia không ngờ rằng sau cuộc gọi nặc danh đến cơ quan giám định y khoa địa phương năm 2016 về việc các công nhân bất ngờ đào được xương người, họ đã phải lao vào một cuộc nghiên cứu dự tính kéo dài đến tận năm 2023.

Càng đào bới khu đất, hàng loạt xương người, áo quan, bia mộ... dần lộ diện - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Càng đào bới khu đất, hàng loạt xương người, áo quan, bia mộ... dần lộ diện - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Ban đầu, các công nhân làm việc tại công trường số 218 đường Arch tìm thấy một số xương nghi là của con người trong quá trình đào hố để khởi đầu cho việc xây dựng một chung cư sang trọng.

Do Philadelphia không có luật quy định về cách xử lý khi đào phải mộ cổ nên các công nhân chỉ đơn giản lấy số xương lên, để qua một bên. Sau cùng, họ gọi cho văn phòng giám định y khoa địa phương khi số xương tìm thấy quá nhiều. Tất cả được xác định là xương người.

Một bộ hài cốt đã bị thời gian phần nào tàn phá - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một bộ hài cốt đã bị thời gian phần nào tàn phá - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một quan tài trẻ em phân tích tại phòng thí nghiệm - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Một quan tài trẻ em phân tích tại phòng thí nghiệm - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Giáo sư Kimberlee Moran, Giám đốc Pháp y tại Rutgers-Camden ở New Jersey - Mỹ, đã tìm đến hiện trường và được chủ công trình trao cho chiếc hộp với 133 khúc xương bên trong, chủ yếu là các xương dài ở cẳng tay, cẳng chân.

Giáo sư Moran và đồng nghiệp là bà Anna Dhody, nhà nhân chủng học pháp y tại Bảo tàng Mütter ở Philadelphia, đã đề nghị giúp khai quật hoặc giám sát dự án nhưng bị từ chối. Thế nhưng 6 tuần sau, khi các công nhân cày nát một cỗ quan tài cổ và làm nhô ra chân của ai đó, chủ công trình bắt buộc phải cầu viện đến các nhà khoa học.

Các hài cốt được đưa về phòng thí nghiệm để sắp xếp - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các hài cốt được đưa về phòng thí nghiệm để sắp xếp - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Nhóm khảo cổ đã kêu gọi thêm sự giúp đỡ của các đồng nghiệp và tình nguyện viên. Cuộc khai quật đã kéo dài hơn dự kiến bởi đào đến đâu, thêm hài cốt đến đó. Người dân đã phản ứng với chủ công trình – tập đoàn bất động sản PMC, buộc họ gia hạn cuộc tìm kiếm. Đến nay, nhóm nghiên cứu đã đào được khoảng 500 ngôi mộ cổ.

Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các nhà khảo cổ phải sắp xếp lại các mẩu xương - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Các nhà khảo cổ phải sắp xếp lại các mẩu xương - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Trong công bố mới nhất, bà Moran và các cộng sự đã xác định được khu đất chính là nghĩa trang của Nhà thờ Baptist đầu tiên, các hài cốt đều hàng trăm năm tuổi vì thời gian hoạt động của nghĩa trang từ năm 1702-1860. Các nhà khảo cổ ước tính tổng số ngôi mộ cổ còn vùi dưới khu đất lên tới 3.000.

 Tòa án địa phương cho phép việc khai quật và nghiên cứu kéo dài đến năm 2023, sau đó 3.000 hài cốt này sẽ được cải táng một cách trân trọng tại Nghĩa trang Mount Moriah, tức nghĩa trang mới từ năm 1860 của Nhà thờ Baptist đầu tiên, một ngôi nhà thờ vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

A. Thư (Theo Live Science)  

 

Theo nld.com.vn