Cơn khủng hoảng "thổi bay" 1.100 tỷ đồng sau nửa năm của đại gia ngành thép Pomin

Thứ bảy, 28/07/2018, 20:03 PM

Với hàng loạt scandal năm 2018, tài sản của Công ty Cổ phần Thép Pomina (POM) giảm nhanh chóng và khủng hoảng tiếp tục lan rộng.

Công ty Cổ phần Thép Pomina (POM) mới đây gặp họa từ trên trời rơi xuống, khi 100 bánh cocain trị giá 800 tỷ đồng bỗng dưng bị phát hiện trong container phế liệu do Pomina nhập về.

Nhưng, đó chưa phải vận đen duy nhất trong năm nay của POM, trước đó, công ty này chứng kiến cổ phiếu giảm sốc chưa từng có. 

Lọt 100 bánh cocain trị giá 800 tỷ đồng

Cơ quan chức năng vừa bắt giữ 100 bánh cocain trị giá khoảng 800 tỷ đồng, được cất giấu trong lô hàng thép phế liệu của Công ty Pomina 2 (Công ty con của POM) tại Tân Cảng Cái Mép, thuộc cụm cảng Thị Vải - Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, POM khẳng định, công ty không nhập hàng cấm và đang tích cực phối hợp với chủ hàng và các cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này.

POM khẳng định, công ty không nhập hàng cấm và đang tích cực phối hợp với chủ hàng và các cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này.

POM khẳng định, công ty không nhập hàng cấm và đang tích cực phối hợp với chủ hàng và các cơ quan chức năng làm rõ vấn đề này.

Bước đầu kiểm tra cho thấy, niêm phong (seal) thực tế lúc kiểm tra trên container là ML- CO 0063200, không đúng với chứng từ nhận hàng, bao gồm thông báo hàng đến của hãng tàu Maersk Line, Packing list và vận đơn (Bill of Ladinh) mà chủ hàng cung cấp cho Công ty thép Pomina 2.

Dù POM cho rằng, lô hàng 100 bánh cocain không liên quan tới công ty, nhưng nhà đầu tư vẫn e ngại.

Trong phiên giao dịch 26/7, bất chấp VN-Index đảo chiều đi lên, cổ phiếu POM vẫn cắm đầu giảm sàn. Chốt phiên, POM dừng ở mức 14.450 đồng/CP, sau khi giảm 1.050 đồng/CP.

Nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu POM nhiều tới mức, khối lượng giao dịch POM tăng vọt lên gần 107.000 đơn vị; trong khi đó, khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần đây của POM chỉ là 29.767 đơn vị.

Đà lao dốc của cổ phiếu POM khiến vốn hóa thị trường thép Pomina giảm 197 tỷ đồng, xuống còn khoảng 2.700 tỷ đồng.

Pomina từng là nhà sản xuất thép xây dựng lớn nhất Việt Nam và có thị phần cao hơn Tập đoàn Hòa Phát.

Tại thời điểm năm 2010, Pomina chiếm 17% thị phần thép xây dựng toàn quốc trong khi đó, Hòa Phát mới chỉ chiếm 12% thị phần.

Đến năm 2016, Hòa Phát bứt phá mạnh mẽ và vượt lên giành số 1 với 22% thị phần, trong khi Pomina chỉ còn chiếm 12% thị phần thép xây dựng toàn quốc. 

 Tuy nhiên, cú sốc của nhà đầu tư nhanh chóng qua đi. Tới phiên 27/7, cổ phiếu POM phục hồi nhẹ. Dù vậy, so với hồi đầu năm nay, cổ phiếu POM vẫn giảm rất sâu.

Cổ phiếu giảm sâu

Có thể thấy, việc bị dính lô hàng 100 bánh cocain trị giá khoảng 800 tỷ đồng chỉ là vận đen của Pomina; nhưng đây không phải vận đen duy nhất của công ty này trong năm nay. Suốt thời gian qua, cổ phiếu POM giảm khá sâu.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này, POM dừng ở mức 14.600 đồng/CP.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này, POM dừng ở mức 14.600 đồng/CP.

Chốt phiên giao dịch cuối tuần này, POM dừng ở mức 14.600 đồng/CP sau khi giảm 6.100 đồng/CP, tương ứng 29,5% so với cuối tháng 1 – thời điểm POM đạt mức giá cao nhất trong năm nay. Đà giảm này của POM lấy đi 1.143 tỷ đồng vốn hóa thị trường của công ty này.

Ở mức 14.600 đồng/CP, thị giá của POM thua xa thị giá HPG của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (37.300 đồng/CP). Đây là điều đáng tiếc cho Pomina vì đã có thời Pomina là anh cả ngành thép chứ không phải Hòa Phát.

Pomina thất thế tới mức bất ngờ gánh chịu khoản thua lỗ tới 220 tỷ đồng trong năm 2013 và 28,5 tỷ đồng trong năm 2014. Tới nay, Pomina đang phục hồi trở lại nhưng vẫn không đáng kể.

Hiện tại, vốn hóa thị trường của Pomina chỉ là con số rất khiêm tốn so với Hòa Phát. Theo thị giá POM và HPG và ngày 27/7, vốn hóa thị trường Pomina và Hòa Phát lần lượt là 2.737 tỷ đồng và 79.221 tỷ đồng.

Hòa Phát cũng vượt xa Pomina về độ giàu của các tỷ phú sở hữu cổ phiếu.

Ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hòa Phát đang là người giàu thứ 3 Việt Nam với khối tài sản lên đến gần 20.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Kim Ngọc, em ông Đỗ Duy Thái, Thành viên Hội đồng quản trị POM, cổ đông cá nhân lớn nhất tại công ty này, chỉ sở hữu lượng cổ phiếu trị giá 150 tỷ đồng.

Video: Tỷ phú Trần Đình Long: "Tôi vẫn ăn cơm đủ 365 ngày/năm"

VIỆT VŨ

Theo VTC