Coca-Cola sử dụng chai nhựa để đáp trả mức thuế thép nhôm của Trump
Thứ năm, 13/02/2025 14:07 (GMT+7)
Giám đốc điều hành Coca-Cola cảnh báo về khả năng chuyển đổi bao bì do thuế quan mới của Mỹ, chai nhựa có thể thay thế lon nhôm, bất chấp cam kết bền vững về môi trường.
Trước quyết định áp thuế nhập khẩu 25% lên thép và nhôm của Tổng thống Mỹ Donald Trump, gã khổng lồ nước giải khát Coca-Cola đã lên tiếng cảnh báo về khả năng phải thay đổi chiến lược bao bì sản phẩm. Thay vì tiếp tục sử dụng lon nhôm vốn được ưa chuộng, Coca-Cola có thể sẽ chuyển sang sử dụng chai nhựa PET (polyethylene terephthalate) nếu chi phí nhôm tăng cao do thuế quan mới.
Trong cuộc họp báo cáo tài chính ngày 11/3 vừa qua, Giám đốc điều hành (CEO) Coca-Cola, ông James Quincey, nhấn mạnh rằng chiến lược kinh doanh của công ty luôn đặt "nhu cầu của người tiêu dùng" và "khả năng chi trả về giá cả" lên hàng đầu. Do đó, nếu chi phí sản xuất một loại bao bì nào đó tăng lên, Coca-Cola sẽ sẵn sàng chuyển sang các lựa chọn vật liệu khác để duy trì tính cạnh tranh về giá. "Ví dụ, nếu lon nhôm trở nên đắt đỏ hơn, chúng tôi có thể tập trung nhiều hơn vào việc sử dụng chai nhựa", ông Quincey cho biết.
Coca-Cola có thể chuyển bao bì từ nhôm sang nhựa nhiều hơn do lo ngại ảnh hưởng thuế quan thép và nhôm. (Ảnh: AI)
CEO Coca-Cola thừa nhận rằng công ty có nhập khẩu một phần nhôm từ Canada. Mặt khác, ông cũng cho rằng "Chúng tôi có thể đã phóng đại tác động của việc giá nhôm tăng 25% đối với toàn bộ hệ thống. Nó không hề nhỏ, nhưng sẽ không thay đổi nhiều hoạt động kinh doanh trị giá hàng tỷ đô la của chúng tôi tại Mỹ. Bao bì chỉ là một phần nhỏ trong cơ cấu chi phí tổng thể".
Ngoài việc chuyển hướng sang bao bì nhựa, ông Quincey cũng đề cập đến các giải pháp khác để giảm thiểu tác động của thuế quan, như tìm kiếm các nguồn cung nhôm nội địa hoặc tăng giá sản phẩm để bù đắp chi phí.
Tuy nhiên, việc Coca-Cola cân nhắc chuyển sang chai nhựa lại gây ra nhiều lo ngại về vấn đề môi trường. CNBC chỉ ra rằng nhôm thường đắt hơn nhựa, nhưng lại là một trong những vật liệu tái chế phổ biến nhất. Chai nhựa PET, dù nhẹ và cũng có khả năng tái chế, nhưng tỷ lệ tái chế vẫn thấp hơn so với nhôm. Theo số liệu từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), tỷ lệ tái chế chai nhựa PET năm 2018 chỉ đạt 29,1%, trong khi tỷ lệ này ở lon nhôm là 50,4%.
Mặc dù Coca-Cola đã nỗ lực sử dụng nhiều nhôm hơn trong những năm gần đây, công ty vẫn liên tục bị Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) chỉ trích là "tội phạm ô nhiễm" nhựa lớn nhất thế giới trong suốt 6 năm liền. Cách đây 2 tháng, Coca-Cola cũng đã giảm đáng kể mục tiêu bền vững của mình. Mục tiêu trước đó là đạt tỷ lệ 50% vật liệu tái chế trong bao bì vào năm 2030, nay đã được điều chỉnh thành 35% đến 40% vào năm 2035.
Quyết định áp thuế nhôm và thép của chính quyền Trump đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, buộc họ phải cân nhắc lại chiến lược sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, đối với Coca-Cola, việc ưu tiên lợi nhuận và khả năng chi trả của người tiêu dùng hơn các mục tiêu môi trường có thể khiến "gã khổng lồ" này tiếp tục vấp phải sự chỉ trích từ các tổ chức môi trường và người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề bền vững.
Chính phủ Nhật Bản đã chính thức lên tiếng yêu cầu Mỹ xem xét lại quyết định áp thuế nhập khẩu thép và nhôm mới nhất của Tổng thống Donald Trump, đồng thời khẩn thiết mong muốn Nhật Bản được loại trừ khỏi danh sách các quốc gia chịu ảnh hưởng từ chính sách thương mại cứng rắn này.
Tổng thống Donald Trump vừa tái khởi động chiến tranh thương mại, Mỹ áp thuế 25% lên thép và nhôm nhập khẩu, khuấy động thị trường toàn cầu, châu Á lo ngại, Canada phản ứng gay gắt.
Người đàn ông Nhật Bản bị bắt vì lén thêm nước tiểu của mình vào chai nước của đồng nghiệp nữ, khiến đồng nghiệp nữ xuất hiện phản ứng căng thẳng cấp tính.
Sự cố y tế khó tin xảy ra tại Ý, do nhầm lẫn hồ sơ bệnh án, một người đàn ông đến bệnh viện nhổ răng khôn đã bị nhầm với một bệnh nhân khác mắc khối u ác tính, dẫn đến việc xương hàm dưới của anh bị cắt bỏ.
Sự cố y khoa nghiêm trọng vừa xảy ra tại Bệnh viện Thành phố Sakaide, tỉnh Kagawa, Nhật Bản, khiến một bệnh nhân tử vong do sự bất cẩn của bác sĩ trong quá trình điều trị lọc máu.
Thương hiệu "As Ever" của nàng dâu hoàng gia Anh Meghan Markle vừa đổi tên đã lại vướng vào rắc rối mới, bị tố "đụng hàng" tên thương hiệu và nghi đạo nhái logo từ một thị trấn Tây Ban Nha.