Chấm điểm giấy phép lái xe: Lo ngại lỗi phạt 2 lần?

Thứ sáu, 04/09/2020, 10:06 AM

Khi vi phạm, tài xế đã phải chịu phạt hành chính, thậm chí là hình sự nên cần quản việc chấm điểm GPLX sao cho tránh chồng chéo, lỗi phạt 2 lần.

Ngày 25/8/2020, giải thích về quy định rút thời hạn GPLX xuống còn 5 năm thay vì 10 năm đối với hạng B, C, D1, D, BE, CE, D1E, DE trong dự thảo Luật Đảm bảo trật tự ATGT, Đại tá Nguyễn Văn Trung, Cục trưởng Cảnh sát Giao thông (Bộ Công an) cho biết, đề xuất này được đưa ra với mục đích "quản lý sức khỏe của tài xế tốt hơn".

Tuy nhiên, theo ông Trung, đây mới là dự thảo để xin ý kiến và cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu các góp ý để sửa đổi cho phù hợp.

Trước ý kiến đại diện Cục CSGT nêu trên, ông Nguyễn Văn Quyền - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho rằng, nếu để quản lý sức khỏe tài xế mà dựa vào thời hạn sử dụng của hạng GPLX là không hợp lý.

"Thông thường, sức khỏe của con người bị ảnh hưởng bởi độ tuổi. Người càng trẻ thì sức khỏe càng đảm bảo hơn. Trong đó, nhiều người từ độ tuổi trưởng thành, từ 30 - 40 tuổi đã có GPLX hạng B nên nếu rút ngắn thời hạn sử dụng từ 10 năm xuống còn 5 năm là không hợp lý.

Nếu buộc phải rút ngắn thời hạn của bằng lái để quản lý sức khỏe tài xế, thì phải nghiên cứu và chia theo nhóm tuổi vì người trẻ có sức khỏe tốt, ổn định hơn so với người cao tuổi" - ông Quyền bày tỏ.

Bộ Công an đã nêu các lỗi bị trừ điểm tren GPLX xong chưa quy định trừ bao nhiêu điểm ở các lỗi.

Bộ Công an đã nêu các lỗi bị trừ điểm tren GPLX xong chưa quy định trừ bao nhiêu điểm ở các lỗi.

"Về cơ bản thì cách quản lý GPLX bằng điểm ở các nước đều giống nhau khi dựa trên lỗi vi phạm của tài xế. Tuy nhiên, mỗi nước lại có thời gian bảo lưu điểm khác nhau, như với Mỹ là 4 năm, ở Anh có những lỗi vi phạm bị lưu tới 11 năm... Điều đó là do hạ tầng giao thông, cách quản lý ở mỗi nước là khác nhau để phù hợp với điều kiện riêng" - ông Đức cho biết.

Quay trở lại với Việt Nam, vị chuyên gia này cho rằng, thời gian bảo lưu điểm GPLX trong 12 tháng là hợp lý. Tuy nhiên, dưới góc độ quản lý điểm và lỗi trừ điểm tương ứng trên GPLX như thế nào cho phù hợp lại là điều khiến nhiều người băn khoăn.

Việc chấm điểm GPLX chẳng khác nào quy định "bấm lỗ" trên GPLX trong giai đoạn 2003 - 2007, người điều khiển phương tiện (cả ôtô và xe máy) nếu vi phạm các quy định về giao thông đường bộ mà có mức phạt tiền từ 200.000 đồng trở lên thì ngoài việc xử phạt vi phạm hành chính còn bị đánh dấu (bấm lỗ) vi phạm trên GPLX.

Lái xe bị bấm lỗ lần thứ 2, sẽ phải sát hạch lại Luật Giao thông mới được cấp đổi bằng. Bị bấm lỗ lần 3, GPLX sẽ hết giá trị sử dụng và các tài xế sẽ phải chờ thêm ít nhất 12 tháng mới được phép thi sát hạch để được cấp lại bằng lái.

Tuy nhiên, quy định "bấm lỗ" GPLX này sau đó đã bộc lộ nhiều bất cập, không hợp lý nên bị loại bỏ.

"Hiện nay, việc các tài xế vi phạm quy định an toàn giao thông khi điều khiển phương tiện bị phạt tiền hoặc trách nhiệm hình sự. Nếu tiếp tục tính vào thang điểm cấp cho GPLX nên nhiều trường hợp sẽ dẫn tới việc xử lý 2 lần trên cùng 1 lỗi vi phạm, như vậy là chồng chéo!

Hiện nay, Bộ Công an đã nếu ra các lỗi vi phạm của tài xế sẽ bị trừ điểm nhưng chưa nêu rõ các lỗi vi phạm đó sẽ bị trừ bao nhiêu điểm tương ứng trên GPLX. Riêng câu chuyện này cũng là cả một vấn đề, cần phải được tính toán kỹ lưỡng" - ông Đức cho hay.

Trước đó, vào giữa tháng 8/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long phát biểu dưới gốc độ là cơ quan thẩm tra dự luật mà Bộ Công an soạn thảo, đồng ý với việc quy định điểm của GPLX.

Tuy nhiên, ông Long đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ tiêu chí, căn cứ để xác định điểm GPLX, căn cứ quy đổi lỗi vi phạm để trừ điểm, đồng thời không quy định việc cộng điểm GPLX.

 Ngoài ra, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính không quy định trừ điểm GPLX là một trong những hình thức xử phạt bổ sung.

“Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo quy định theo hướng việc trừ điểm GPLX là một biện pháp quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ…” - ông Long nêu ý kiến.

Đáng chú ý, là một trong những cơ quan góp ý, Ủy ban Dân tộc đề nghị Bộ Công an cân nhắc, bỏ nội dung quy định điểm GPLX vì hoàn toàn không phù hợp với tình hình giao thông và cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam.

Ủy ban này cho rằng một số cán bộ sẽ lợi dụng quy định này để nhũng nhiễu người dân.

Tuy nhiên, Bộ Công an khẳng định sẽ xây dựng quy định việc tính điểm bảo đảm chặt chẽ, dữ liệu về điểm, lịch sử cộng, trừ điểm, thời gian và người thực hiện sẽ công khai và dễ dàng tra cứu từ bất kỳ đâu vào bất kỳ thời gian nào để ngăn chặn sai phạm, phòng ngừa tiêu cực.

Ngọc Vân

Theo baodatviet.vn

largeer