Cảnh báo sớm ung thư thanh quản bị nhiều người bỏ qua
Ngày càng có nhiều người trẻ mắc ung thư thanh quản. Theo các chuyên gia nếu một trong những dấu hiệu sau đây bị tái lại nhiều lần thì cần đi khám sớm.
Khàn tiếng
Nếu khàn tiếng không biến mất trong vòng hai tuần, hãy nhanh chóng đi khám bác sĩ. Dấu hiệu khối u thanh quản là khàn tiếng từng đợt, ngày càng tăng về mật độ, giọng có cảm giác khô và cứng, đau họng. Khi khối u ngày một phát triển to hơn, người bệnh sẽ nhanh mệt, câu nói ngắt đoạn, đôi khi dây thanh bị cố định, thanh môn bị hẹp, tiếng nói bị khàn đặc, không còn âm sắc, rất khó để nghe rõ, và hiểu được bệnh nhân nói gì, đôi khi mất tiếng.
Ho
Ho vốn là biểu hiện của các bệnh về đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan... nhưng đó cũng là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh ung thư thanh quản. Khi mắc ung thư thanh quản, biểu hiện ho sẽ không lộ rõ và mang tính chất kích thích, đôi lúc có những cơn ho kiểu co thắt.
Ở giai đoạn muộn của bệnh ung thư thanh quản, bệnh nhân sẽ cảm thấy nuốt khó, sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở và gây nên những cơn ho sặc sụa.
Khó thở
Khó thở có thể xảy ra sớm hơn hoặc đồng thời với khàn tiếng. Khi khối u ngày một to ra thì khẩu kính của thanh môn ngày càng hẹp. Ban đầu là khó thở chỉ xuất hiện khi cố sức làm việc gì đó (lên cầu thang, mang vật nặng...), nhưng về sau chúng biểu hiện rõ rệt và thường xuyên hơn.
Khó nuốt
Khó nuốt xuất hiện sau triệu chứng khàn tiếng và khó thở, lúc này các khối u đã lan ra vùng hầu họng và xuất hiện cảm giác đau tai. Khó nuốt hay nuốt đau có thể là do có một khối u trong cổ, ngăn chặn thực phẩm đi xuống cổ khiến người bệnh không ăn được. Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn thì xuất hiện nuốt khó và sặc thức ăn, xuất tiết vào đường thở thì gây nên những cơn ho sặc sụa.
Sút cân
Sút cân đột ngột kèm theo dấu hiệu bất thường khác là bằng chứng rõ ràng cho bệnh ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần lưu ý thăm khám kịp thời để xác định tình trạng và có phương án đối phó phù hợp.
Nếu bạn gặp phải một trong những dấu hiệu trên, bạn nên đến ngay bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh và có phương pháp điều trị hợp lý.
Một số nguyên nhân chính gây bệnh
Cho đến nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng người ta đề cập tới các yếu tố có liên quan tới bệnh sinh:
Giới tính: chủ yếu hay gặp ở nam giới, chiếm trên 90%, nhiều tác giả cho rằng phụ nữ ít bị bệnh này là do ít tiếp xúc với các yếu tố có liên quan đến gây bệnh so với nam giới.
Độ tuổi: hay gặp ở độ tuổi từ: 50-70 tuổi (72%), từ 40-50 tuổi ít hơn (12%). Riêng với phụ nữ nếu bị bệnh này thì ở độ tuổi sớm hơn.
Thuốc lá: nhiều người cho đó là một yếu tố quan trọng góp phần phát sinh ung thư thanh quản cũng như ung thư phổi.
Các yếu tố kích thích của khí hậu, ảnh hưởng của nghề nghiệp (phải tiếp xúc với các chất khí, bụi bẩn, hóa chất...) hoặc viêm thanh quản mạn tính (tiền đề của một ung thư hóa).
M.H
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội