Các nhãn hàng có thực sự giảm giá Black Friday?
Với các tín đồ mua sắm, Black Friday - Ngày thứ Sáu đen tối được xem là khoảng thời gian lý tưởng để mua được những mặt hàng giảm giá. Nhưng thực tế, các doanh nghiệp, nhà bán lẻ lại không dễ dàng chịu lỗ như thế.
Black Friday - Ngày thứ sáu đen tối đang là tâm điểm thương mại thế giới trong những ngày qua. Khắp nơi, các tín đồ mua sắm phải xếp hàng dài để mua được những món hàng mà theo quảng bá từ các doanh nghiệp, nhà bán lẻ là giảm giá cực sốc, có khi lên đến 50%. Thực tế, việc giảm giá vẫn có thật, nhưng các doanh nghiệp, nhà bán lẻ lại không dễ dàng chịu xả hàng với mức giá hời như thế.
Theo số liệu từ Forbes, trong Ngày thứ Sáu đen tối năm ngoái thì chỉ có 4/83 mặt hàng (của Amazon, Currys PC World, John Lewis) có giá rẻ hơn thật. Nhưng một trong số bốn mặt hàng đó đã nhanh chóng giảm giá trong 1 tháng sau đó (từ 299 bảng Anh xuống 250 bảng Anh). Các thương hiệu sẽ lường trước một nhóm mặt hàng nào đó sắp giảm giá để đưa ra bán vào ngày này. Còn với thời trang, đó thường sẽ là những thiết kế cũ, sắp qua mùa.
“Những giao dịch bán lẻ vào Ngày thứ Sáu đen tối không tốt như tưởng tượng. Đẩy việc bán hàng vào một khung nhất định sẽ có lợi cho người bán. Sự kiện giảm giá này thực chất chỉ là sự cường điệu. Chỉ một vài mặt hàng nào đó có giảm giá thật sự”, Natalie Hitchins, chủ một thương hiệu cung cấp sản phẩm gia dụng và dịch vụ cho biết.
Trong khi đó, theo tờ Daily Mail, ASOS - một thương hiệu bán lẻ thời trang trực tuyến của Anh đang bị cáo buộc gian dối khách hàng để tăng hiệu suất kinh doanh.
Theo đó, nhà bán lẻ này sẽ đẩy giá gốc của các sản phẩm lên cao hơn thực tế để khoảng giảm giá thực sự ấn tượng với người tiêu dùng. Chẳng hạn, một đôi boots da có giá gốc 36 bảng Anh đã được hô biến thành 45 bảng. Sau đó, chúng được treo bảng giảm giá còn 33,5 bảng. Như vậy, mức giảm chỉ có 2,5 bảng, chứ không phải 11,5 bảng như quảng cáo. Hiện tại, ASOS đang đứng trước làn sóng tẩy chay của người tiêu dùng trước hành vi gian dối này.
Một độc giả tại Hà Nội cũng cho biết, từng là nạn nhân của hàng giảm giá nhân ngày hội mua sắm này. Chị từng mua được định giá chỉ 10 triệu, nhưng cửa hàng đã đôn giá lên 19 triệu và hạ giá xuống gần một nữa. Như vậy, chị vẫn không được giảm một đồng nào cho món hàng này, trong khi phải bỏ thời gian, vật vã xếp hàng.
Mới đây, một cô gái gây chú ý trên Instagram khi chia sẻ một đoạn video sau khi mua sắm trong ngày này. Món đồ cô mua được gắn mác là 69 Euro giảm còn 49 Euro, nhưng thực chất giá gốc của sản phẩm này chỉ là 39 Euro. Như vậy, cô gái này đã lỗ 10 Euro để mua sản phẩm được gắn mác giảm giá.
Những chiêu thức quảng bá đầy hấp dẫn của các nhà bán lẻ: giảm cực sốc 50%, đồng giá 99.000 đồng… khiến người tiêu dùng dễ rơi vào "cái bẫy" nếu không thực sự tỉnh táo. Suy cho cùng, doanh nghiệp, nhà bán lẻ vẫn phải kinh doanh, mà kinh doanh thì không để lỗ.
T.S
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội