Thiếu nữ 17 tuổi bị cha bắn chết vì không chịu xóa tài khoản TikTok
Vụ án mạng kinh hoàng xảy ra tại Pakistan, một người cha đã ra tay sát hại chính con gái mình chỉ vì cô bé từ chối xóa tài khoản TikTok.
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
hoặc
Vui lòng nhập thông tin cá nhân
Nhập email của bạn để lấy lại mật khẩu
Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tài chính cho gia đình sinh hai con gái nhằm giảm mất cân bằng giới tính khi sinh.
Nhằm giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Bộ Y tế đề xuất chính sách hỗ trợ tài chính bằng tiền mặt hoặc hiện vật đối với các gia đình sinh con một bề là hai con gái.
Đây là một trong những nội dung nổi bật trong dự thảo Luật Dân số đang được Bộ Y tế xây dựng, dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10 vào tháng 10 tới.
Từ năm 2006 đến 2021, Việt Nam đã duy trì thành công mức sinh thay thế, đồng thời giữ mức tăng dân số hợp lý. Đến năm 2024, dân số cả nước đạt hơn 101 triệu người, tuổi thọ trung bình đạt 74,7 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
Mức sinh tiếp tục giảm sâu qua các năm: Từ 2,01 con/phụ nữ (2022) xuống 1,96 (2023) và còn 1,91 (2024).
Tốc độ già hóa dân số tăng nhanh, trở thành một trong những quốc gia có mức già hóa cao do sinh suất thấp.
Cùng với đó, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn ở mức nghiêm trọng. Tỷ số giới tính khi sinh qua các năm duy trì ở mức cao: 110,5 bé trai/100 bé gái (2009); 111,5 bé trai/100 bé gái (2019); 111,4 bé trai/100 bé gái (2024).
Ngoài ra, tỷ lệ mang thai và sinh con ở tuổi vị thành niên đang có xu hướng gia tăng. Chênh lệch về tầm vóc, thể lực và chất lượng sống giữa khu vực thành thị và các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số vẫn còn lớn.
Trong dự thảo Luật Dân số, Bộ Y tế đưa ra hàng loạt chính sách mới, tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm an sinh xã hội và thích ứng với già hóa dân số.
Một số nội dung đáng chú ý bao gồm: Ưu đãi nghỉ thai sản, hỗ trợ phụ nữ khi sinh con hoặc trong quá trình sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Hỗ trợ tài chính cho các gia đình sinh con một bề là hai con gái; Áp dụng biện pháp phù hợp theo địa phương để giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; Chính sách duy trì mức sinh thay thế, điều chỉnh tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên.
Đặc biệt, trong Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035, Bộ Y tế xác định lấy con người làm trung tâm – là mục tiêu của sự phát triển bền vững.