60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được vốn vay
Theo thống kê, hiện cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Nhu cầu tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển doanh nghiệp rất lớn.
Tuy nhiên, theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện vẫn còn 60% doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận được vốn vay.
Theo bà Nguyễn Thị Hiền, Phó viện trưởng, Viện Chiến lược Ngân hàng Ngân hàng Nhà nước, hai vấn đề tồn tại của doanh nghiệp khiến việc tiếp cận nguồn vốn gặp khó khăn đó là tính hiêụ quả trong hoạt động kinh doanh sản xuất, xét về quy mô tỷ lệ thua lỗ còn chiếm đa số lớn hơn doanh nghiệp lớn. Mức độ quản trị thông tin hạn chế, không xây dựng được hệ thống báo cáo, việc thiếu minh bạch thông tin khiến các ngân hàng đánh gía mức độ thấp hơn, thời gian xét duyệt vay vốn dài hơn. Về phía các ngân hàng, các sản phẩm tín dụng chưa tương xứng. Nhiều tổ chức còn có áp dụng quy trình cấp tín dụng và chấm điểm tín dụng như nhau.
Theo Báo cáo đánh giá môi trường kinh doanh năm 2018 của Ngân hàng Thế giới, chỉ số tiếp cận tín dụng của Việt Nam năm 2018 xếp hạng 29/190 nền kinh tế. Tính trong 6 tháng đầu năm 2018 (30/6/2018), dư nợ tín dụng đối với DNNVV chiếm khoảng 21% dư nợ toàn nền kinh tế.
Bài toán về vốn cho DNNVV đã được bàn đi bàn lại trong suốt thời gian dài nhưng đến nay vẫn chưa thể tìm ra lời giải nào xác đáng. Ngân hàng cần giải ngân vốn, doanh nghiệp cũng luôn “khát” vốn nhưng cả hai vẫn chưa thể tìm ra tiếng nói chung.
Trước tình hình này, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đối với các TCTD, cần thiết kế các sản phẩm, quy trình tín dụng đặc thù, phù hợp hơn đối với DNNVV; phát triển hình thức cấp tín dụng theo chuỗi cung ứng, hợp tác với doanh nghiệp lớn để phối hợp tài trợ cho các DNNVV.
Bên cạnh đó, cần nâng cao hiệu quả hợp tác với các quỹ (nhất là Quỹ Bảo lãnh tín dụng, Quỹ Phát triển DNNVV, các quỹ tài chính quốc tế…) để chia sẻ thông tin, kết nối doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp, cần minh bạch hoạt động và báo cáo tài chính, nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp, quản lý rủi ro; đặc biệt, nên có chuyên viên chuyên sâu về quản lý tài chính/vốn…
Về phía cơ quan nhà nước, cần triển khai hiệu quả, đồng bộ Luật Hỗ trợ DNNVV và các chính sách hỗ trợ đã ban hành; đẩy mạnh hoạt động của Quỹ Bảo lãnh DNNVV và Quỹ Phát triển DNNVV./.
Hà Giang (T/h)
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường
-
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm thêm nửa triệu đồng