Nửa năm 2019, hơn 9 tỷ USD vốn thực hiện FDI đổ vào Việt Nam
FDI là điểm sáng của bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm 2019 với 1.723 dự án mới (tăng 36% so với cùng kỳ). Vốn thực hiện dự án khoảng 9,1 tỷ USD trong 2 quý.
Đó là công bố của ông Nguyễn Đức Trung, Phó Vụ trưởng Vụ thống kê dự báo Ngân hàng trung ương tại hội thảo “Việt Nam trong bối cảnh bấp bênh của kinh tế toàn cầu năm 2019” ngày 22/7 do trường Đại học Ngân hàng TP.HCM tổ chức.
“Đây là con số đáng mơ ước khi nguồn vốn FDI từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển như Việt Nam, đáng mừng hơn khi nguồn lực hỗ trợ của các ngành công nghiệp phụ trợ nội địa cũng ngày càng tốt dần lên”, ông Trung nói.
Sự dồi dào của các dòng vốn ngoại đã tạo điều kiện cho NHNN mua vào ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối. Tính đến cuối tháng 6/2019, dự trữ ngoại hối ước đạt kỷ lục mới ở mức 68 tỷ USD, tương đương với 13,4 tuần nhập khẩu ước tính cho năm 2019. Dự trữ ngoại hối tăng mạnh nhưng tăng trưởng cung tiền và tín dụng vẫn được kiểm soát cho thấy NHNN đã thực hiện can thiệp trung hoà phù hợp. So với cuối tháng 12/2018, tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng chỉ ở mức 6,54% và 7,33%. Nhờ vào tính hiệu quả của can thiệp trung hoà mà áp lực lạm phát đã không xuất hiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Tổng vốn đăng ký cấp mới, đăng ký thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 6 tháng 2019.
1. Hồng Kông: 5,3 tỷ USD
2. Hàn Quốc: 2,73 tỷ USD
3. Trung Quốc: 2,29 tỷ USD
4. Singapore: 2,2 tỷ
5. Nhật Bản: 1,95 tỷ USD
Nguyễn Ngọc
-
Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
-
Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S
-
Ngân hàng phải thông báo cho khách hàng khi xảy ra sự cố lộ, lọt dữ liệu
-
Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biết dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô