Xây dựng đặc khu: Chuyên gia lo ngại sẽ phát sinh “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi

Chủ nhật, 20/05/2018, 08:46 AM

Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến những ưu đãi về thuế, đất đai tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà rất chú trọng đến chính quyền tại đặc khu, cơ chế chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh…

Chia sẻ tại hội thảo “Đặc khu - Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công" sáng 18/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay, Việt Nam đã nghiên cứu và xây dựng mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (đặc khu) tại 3 địa điểm là Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang). Việc phát triển 3 đặc khu thể hiện sự nhất quán và quan tâm của Đảng, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đối với việc mạnh dạn xây dựng một sân chơi mới, luật chơi mới với những thể chế chính sách vượt trội, cạnh tranh để thu hút đầu tư trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến những ưu đãi về thuế, đất đai tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà rất chú trọng đến chính quyền tại đặc khu, cơ chế chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh…

Nhiều ý kiến cho rằng, các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến những ưu đãi về thuế, đất đai tại đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt mà rất chú trọng đến chính quyền tại đặc khu, cơ chế chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh…

Ba đặc khu này được định hướng phát triển với hai mục tiêu chính. Một là, hình thành 3 khu vực tăng trưởng kinh tế cao có tác động lan tỏa tới khu vực và toàn bộ nền kinh tế, thu hút công nghệ cao với những ngành nghề, lĩnh vực cạnh tranh phù hợp xu thế phát triển của thế giới; nơi đáng sống và làm việc, nơi thịnh vượng về kinh tế song song với phát triển bền vững về môi trường, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao đời sống của người dân.

Hai là, chủ động tạo ra một "sân chơi mới" với các thể chế, chính sách đặc biệt thuận lợi, vượt trội, cạnh tranh quốc tế cho phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu phát triển; các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ mới 4.0; giáo dục, y tế chất lượng cao; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, công nghiệp văn hóa; phát triển dịch vụ hậu cần cảng biển và sân bay; thương mại và tài chính quốc tế gắn với cảng biển.

Để xây dựng và thu hút đầu tư vào các đặc khu, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, việc xây dựng hành lang pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Song, việc xây dựng dự án Luật Đặc khu là vấn đề mới, vấn đề khó, chưa có tiền lệ tại Việt Nam. Vì thế, nên xây dựng một bộ luật phải thận trọng, phải cập nhật với thông lệ quốc tế, nhưng cũng không nên quá cầu toàn.

“Trong quá trình thực tế, nếu cần bổ sung hoàn thiện, thì sẽ bổ sung hoàn thiện”, Bộ trưởng Dũng khẳng định.

Dự án Luật Đặc khu sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua vào Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV tới đây. Theo Bộ trưởng Dũng, sau khi luật này được ban hành thì phía trước vẫn còn nhiều việc phải làm để luật có thể thành công, có thể đi vào cuộc sống. 

Doanh nghiệp, nhà đầu tư mong muốn khi lên đặc khu các thể chế cần minh bạch, cởi mở chứ không phải cơ chế

Doanh nghiệp, nhà đầu tư mong muốn khi lên đặc khu các thể chế cần minh bạch, cởi mở chứ không phải cơ chế "xin, cho".

Ông Sebastian Eckardt, chuyên gia Kinh tế trưởng, Ngân hàng Thế giới (WB) nêu ra nhiều cảnh báo về các rủi ro từ ưu đãi thuế với mô hình đặc khu.

Ông Eckard cho biết, quá nhiều ưu đãi có thể dẫn tới bị lạm dụng. Ngoài ra, giữa các đặc khu còn có thể xảy ra “cuộc đua xuống đáy” về ưu đãi thuế hoặc cạnh tranh không lành mạnh để cắt giảm các khuôn khổ pháp lý. Điều này sẽ ảnh hưởng không mong muốn đến môi trường kinh doanh.

Cũng theo chuyên gia Ngân hàng Thế giới, các đặc khu kinh tế cần được coi là nhân tố, yếu tố thành công và phải tính đến thay đổi quốc tế. Những khu đặc khu kinh tế cũ thành công như ở Trung Quốc, Singapore... chưa chắc đã là kinh nghiệm tốt đối với Việt Nam.

"Chúng ta không muốn nhìn thấy đặc khu như một hòn đảo tách rời khỏi đất nước. Chúng ta cần chú ý, để đảm bảo đầu tư vào đặc khu có đóng góp cho phát triển tổng thể ở Việt Nam bền vững hơn", ông Sebastian nói.

Đánh giá về thể chế, pháp luật của Việt Nam, ông Hoàng Thế Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng đang thuộc hàng phức tạp nhất thế giới. Ông đề xuất, Luật đặc khu phải thể hiện sự phân quyền đầy đủ để đi vào cuộc sống, hạn chế Nghị định, Thông tư…

“Luật có tốt đến mấy thì vẫn đòi hỏi bộ máy thực thi cũng phải tốt. Do đó, phải có cơ chế tuyển chọn, sử dụng công chức thực tài. Cán bộ mà yếu thì những ý tưởng tốt đẹp cũng khó đi vào cuộc sống. Chúng ta cần phải tìm những cán bộ tốt, hết lòng vì nhân dân…”, ông Liên nói thẳng.

Về phía doanh nghiệp, ông Lê Minh Dũng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Bim Group cho hay, doanh nghiệp mong muốn có thể chế minh bạch.

Theo ông Dũng, đối với các nhà đầu tư chiến lược, hiện nay các luật định rất chồng chéo. Hy vọng sau này khi lên đặc khu, chính sách một cửa phân quyền về đầu tư, quy hoạch, phê duyệt được phân quyền về đặc khu.

“Chúng tôi mong muốn các thể chế minh bạch, cởi mở chứ không phải cơ chế xin cho", ông Dũng nói.

Minh Thư

Theo Infonet

largeer