Xác minh thông tin giáo viên bắt HS đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1
Mạng xã hội đang xôn xao thông tin một tài khoản Facebook "tố" giáo viên yêu cầu trẻ phải đọc thông viết thạo trước khi vào lớp 1. Phòng GD-ĐT Hà Đông (Hà Nội) đã vào cuộc xác minh.
Cụ thể, tài khoản Facebook này viết: "Năm nay, cháu mình vào lớp 1 ở Trường Trần Phú. Cô giáo ở trường bảo bố mẹ cháu là vào lớp 1 phải đọc viết thành thạo rồi, nên cho con học lớp tiền tiểu học.
Giờ sắp khai giảng, cô nói phải đẩy nhanh tiến độ nên tuần học 7 buổi. Mà bố mẹ bé đi làm cả ngày, dì ở nhà kèm cháu học, mình cũng thấy hơi vô lý.
Giờ tối học online thêm, ngày làm bài tập về nhà. Mà cháu em có vẻ nó bị quá tải chán học quá rồi. Bố mẹ nó thì sợ không cho học thì không bằng bạn bè. Mọi người có con học lớp 1 có cho con học vậy không ạ"?
Ngay sau khi thông tin này được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội, tài khoản Facebook trên đã xóa bài đăng tải.
Trao đổi với PV Dân trí tối 24/8, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hà Đông cho biết, quận này có 31 trường tiểu học công lập.
Ngay sau khi có thông tin phản ánh trên mạng xã hội, Phòng GD-ĐT đã có xác minh ban đầu.
"Chúng tôi đã họp lãnh đạo các trường, yêu cầu tìm hiểu và lấy ý kiến tất cả các cô giáo chủ nhiệm lớp 1 trên địa bàn cho thấy, không có giáo viên chủ nhiệm nào phát ngôn như trên đây", bà Hằng cho hay.
Cũng theo Trưởng Phòng GD-ĐT quận Hà Đông, ngày 23/8, học sinh lớp 1 ở quận này đã được làm quen với giáo viên và lớp học qua hình thức trực tuyến.
Hiện các giáo viên đang chuẩn bị bài giảng trực tuyến để sẵn sàng bắt đầu năm học mới. Trong tuần cuối cùng của tháng 8 này, học sinh ở đây chưa học chương trình chính khóa ngay mà có các buổi hướng dẫn cùng giáo viên để làm quen với việc học online.
"Về văn bản chỉ đạo, đối với học sinh lớp 1, những bài học nào giáo viên hướng dẫn được học sinh thì tranh thủ giới thiệu trực tuyến.
Các bài học liên quan đến môn Toán, tập đọc, các nhà trường liên hệ với phụ huynh phối hợp cùng con để tăng hiệu quả học tập của học sinh.
Về dạy viết, một số trường đang sử dụng tất cả các phần mềm có thể nhằm hướng dẫn cho học sinh.
Tuy nhiên, sau này khi học trực tiếp trở lại, các nhà trường sẽ phân loại học sinh theo nhóm năng lực để bổ sung lại kiến thức.
Đặc trưng của học sinh lớp 1 rất khó học trực tuyến nên việc dạy cho đối tượng này chủ yếu được xếp vào các buổi tối hoặc thứ 7, chủ nhật để phụ huynh có thể kèm cặp các con", bà Hằng nói.
Mỹ Hà
- An Giang: Hiệu trưởng cùng 5 giáo viên tổ chức ăn nhậu trong căng-tin trường
- Tám học sinh mắc COVID-19, Bắc Giang cách ly gần 800 F1 là học sinh, giáo viên
- Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên: Tốn 3.500 tỷ đồng chỉ để… làm đẹp hồ sơ?
- Hội đồng nhân dân TPHCM xem xét Tờ trình tăng hỗ trợ cho giáo viên mầm non
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội