Vì sao nguyên Bí thư thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương bị khởi tố, bắt tạm giam?
Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, đại tá Trần Văn Chính cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đang thụ lý điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát...
Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, đại tá Trần Văn Chính cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đang thụ lý điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản xảy ra tại xã An Tây, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Chiều 10.8, tỉnh Bình Dương đã tổ chức họp báo để thông tin chính thức vụ khởi tố, bắt giữ ông Nguyễn Hồng Khanh – nguyên Bí thư thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.
Liên quan đến vụ án này, Đại tá Trần Văn Chính xác nhận cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố, bắt giữ ông Nguyễn Hồng Khanh - nguyên Bí thư thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương - để điều tra hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT xác định từ năm 2005 đến 2008, Công ty TNHH Xuất khẩu thương mại An Tây (viết tắt Công ty An Tây) do bà Hồ Thị Hiệp làm giám đốc đã vay 72 tỉ đồng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Tây Sài Gòn.
Tài sản Công ty An Tây dùng để thế chấp vay là 20 ha đất, nhà xưởng, thiết bị được định giá khoảng 80 tỉ đồng. Do làm ăn thua lỗ, đến năm 2008, Công ty An Tây không có khả năng trả nợ, bị đưa vào diện nợ xấu.
Đến năm 2011, Công ty An Tây huy động vốn dự phòng thanh toán nợ nhưng vẫn phải chịu bị ngân hàng xử lý tài sản thế chấp.
Từ năm 2012-2015, ông Vũ Huy Hùng - Giám đốc chi nhánh ngân hàng trên cùng ông Vũ Quang Lập là một phó trưởng phòng đã làm thủ tục xử lý tài sản thế chấp. Ông Nguyễn Hồng Khanh (khi đó đang là Chủ tịch UBND thị xã Bến Cát) là người mua tài sản thế chấp của bà Hồ Thị Hiệp từ ngân hàng.
Theo cơ quan điều tra, việc xử lý như trên của ông Hùng, Lập không đúng với Nghị định 163 của Chính phủ về nguyên tắc xử lý tài sản đảm bảo và quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay. Việc xử lý này gây thiệt hại cho ngân hàng, hành vi của các cá nhân đã vi phạm các quy định như ngân hàng không có văn bản thỏa thuận bên bán, không có định giá tải sản, không đưa ra bán đấu giá tài sản và tự ý hạ thấp giá trị tài sản, quyết định bán tài sản không đúng thẩm quyền.
Cụ thể tài sản thế chấp thời điểm ban đầu trên 80 tỷ, nhưng các ông Hùng, Lập đã thỏa thuận với bà Hiệp và ông Khanh hạ thấp giá bán, chỉ đưa một phần vào ngân hàng (khoảng 8,7 tỷ đồng) và ông Khanh trực tiếp giữ lại một phần để đưa lại cho bà Hiệp số tiền khoảng 4,1 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm hiện nay thì nợ ngân hàng của Công ty An Tây khoảng 106 tỷ đồng.
Quá trình điều tra xác định ông Nguyễn Hồng Khanh đã thỏa thuận thống nhất với ông Hùng, ông Lập và bà Hiệp trích 50% số tiền bán tài sản đưa lại cho bà Hiệp, phần còn lại trả lại ngân hàng.
Từ những sai phạm trên, ngày 17.5.2018, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Dương đã ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Huy Hùng và Nguyễn Quang Lập. Đến ngày 10.8 2018, Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Hồng Khanh.
Hiện nay, cơ quan cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra làm rõ hành vi phạm tội của các cá nhân liên quan trong cái vụ án này.
ĐINH TRỌNG
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội