Vì sao Bộ Công Thương đề xuất áp thuế 0% với động cơ, hộp số ôtô nhập khẩu?
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng số ô tô nguyên chiếc các loại nhập khẩu từ đầu năm đến hết tháng 8/2019 tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 96.000 chiếc, trị giá đạt 2,1 tỷ USD. Con số này tăng 229% về lượng và tăng 205,6% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số lượng ô tô nhập khẩu Thái Lan, Indonesia chiếm tỷ lệ lớn tới trên 70% tổng số.
Giảm xe nhập
Hiện, so với Thái Lan và Indonesia, sản lượng ô tô của Việt Nam thấp thua xa. Thái Lan có sản lượng khoảng 2 triệu xe/năm còn Indonesia có sản lượng khoảng 1,3 triệu xe/năm, trong khi Việt Nam có sản lượng hơn 200.000 xe/năm. Tỷ lệ nội địa hóa ô tô của Thái Lan từ 9 chỗ ngồi trở xuống từ 60-80%, còn Indonesia từ 45-70%, trong khi đó của Việt Nam chủ yếu dưới 20%, có một số mẫu đạt từ 37-40%.
Theo giới chuyên môn, sản lượng thấp, tỷ lệ nội địa hóa cũng thấp, nên chi phí sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam cao hơn 20% so với các nước như Thái Lan, Indonesia. Dù có nỗ lực thì các doanh nghiệp cũng khó cạnh tranh ngang ngửa với xe nhập khẩu trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, Bộ công thương đề xuất loạt chính sách thuế để phát triển ngành ô tô Việt.
Khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển công nghiệp ôtô
Bộ công thương cho biết phải khuyến khích các doanh nghiệp lớn đầu tư phát triển công nghiệp ôtô trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt trong nước hay nước ngoài. Các nhà sản xuất, lắp ráp cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành. Đẩy mạnh phát triển sản phẩm cơ khí, ưu tiên phát triển một số lĩnh vực như ôtô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, điện, thiết bị y tế, linh kiện phụ tùng, đóng tàu biển…
Đồng thời, có chính sách phát triển nguồn nhân lực kỹ thuật cao cho ngành công nghiệp ôtô, đặc biệt trong công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).
Về điều chỉnh thuế, sẽ điều chỉnh thuế suất 0% đối với một số cụm chi tiết quan trọng ô tô dưới chín chỗ như động cơ, hộp số, áp dụng có thời hạn đến năm 2025.
Với thuế nhập khẩu, Bộ Công Thương đề xuất điều chỉnh theo nguyên tắc thuế suất nhập khẩu linh kiện, phụ tùng và nguyên phụ liệu phải nhỏ hơn thuế suất nhập khẩu sản phẩm hoàn chỉnh hoặc ở mức sàn theo cam kết quốc tế từng hiệp định thương mại tự do. Đồng thời, điều chỉnh thuế suất 0% đối với một số cụm chi tiết quan trọng xe ô tô dưới chín chỗ như động cơ, hộp số, áp dụng có thời hạn đến năm 2025. Miễn thuế hàng hóa nhập khẩu phục vụ làm mẫu để nghiên cứu sản xuất, hiệu chỉnh, lắp ráp dây chuyền công nghệ sản xuất xe ô tô; áp thuế suất 0% đối với máy móc thiết bị, khuôn,… để tạo tài sản cố định.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thếu cao nhất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp ô tô.
Đối với các dự án sản xuất, lắp ráp ô tô dưới chín chỗ trong nước có quy mô từ 50.000 xe/năm trở lên, có sản phẩm xuất khẩu trong vòng năm năm, kèm theo dự án nghiên cứu, chuyển giao, làm chủ công nghệ sản xuất động cơ, hộp số, cụm truyền động cho ô tô, hệ thống điều khiển và phần mềm điều khiển động cơ thì Bộ Công Thương đề xuất được miễn thuế đất, tiền sử dụng đất; hỗ trợ kinh phí chuyển giao công nghệ; hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật cao trong lĩnh vực thiết kế chế tạo; nghiên cứu phát triển công nghệ phần mềm; hỗ trợ tín dụng đầu tư lãi suất thấp.
Bộ Công Thương đề xuất, "Xây dựng chính sách ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp ôtô và công nghiệp hỗ trợ thành các tập đoàn công nghiệp có quy mô tầm cỡ trong khu vực và quốc tế".
Trang Lê
-
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
-
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh
-
Chiếc ô tô huyền thoại của Toyota chỉ có giá hơn 700 triệu đồng, người Việt thèm muốn
-
Những mẫu xe mạnh nhất phân khúc SUV hạng C: Góp mặt toàn tên tuổi gạo cội, xe 'made in Việt Nam' vượt trội
-
ADB nhận định: Ngành công nghiệp sáng tạo số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương
-
Nhà mạng có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam