Trở thành nữ đại gia nhờ công nghệ trồng ớt sạch ở Củ Chi
Vườn ớt rộng hơn 3ha ở xã Trung Lập Thượng (huyện Củ Chi, TP.HCM ) của bà Nguyễn Thị Kim Xuân được trồng theo công nghệ sản xuất nông sản tiên tiến từ Israel. Mỗi ngày bà Xuân cung cấp ra thị trường 300kg ớt và thu về hơn 500 triệu đồng 1 tháng.
Trong khi nông dân cả nước đang khóc ròng với giá ớt giảm đột ngột, chỉ ở mức 8.000 đồng/kg thì tại vườn ớt của bà Xuân lại bán được 60.000 đồng/kg, giá cao gấp nhiều lần so với thị trường. Mỗi ngày vườn ớt cho thu hoạch hơn 300kg , tổng thu nhập mỗi tháng hơn 500 triệu đồng.
Bén duyên với nghề
Trước khi bén duyên với nghề trồng ớt, bà Xuân làm một công việc khác không liên quan đến nghề trồng trọt: “Tôi có hơn 30 năm làm thiết kế và sản xuất hàng may mặc để cung cấp cho các siêu thị trong thành phố trước khi quyết định lui về làm nông dân”, bà Xuân tươi cười nói.
Đến năm 2015, khi được nghe về quy trình sản xuất nông sản sạch theo công nghệ Israel từ người chị ruột đang định cư bên Úc, bà Xuân cảm thấy hứng thú và bắt tay vào làm. Bên cạnh đó, chất lượng nông sản trên thị trường nước ta vẫn chưa nhận được sự an tâm đến từ người tiêu dùng nên việc thực hiện cung ứng sản phẩm sạch là điều cần thiết cũng là một lý do để bà Xuân thực hiện công việc đầy mới mẻ này.
Bà Xuân chia sẻ về việc bén duyên với cây ớt: “Trong cuộc sống hiện nay, tất cả mọi người đều không yên tâm với việc sử dụng các sản phẩm trên thị trường. Khi được người chị đang làm nông nghiệp sản sạch bên Úc đề nghị sẽ hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật công nghệ trồng, cung ứng thực phẩm sạch. Tôi thấy cơ hội của mình đã đên và tôi liền nắm bắt”.
“Trong lúc tôi đang suy nghĩ không biết nên trồng loại cây nào, thì gặp một anh bạn giới thiệu trồng cây ớt, đã có sẵn đầu ra vì có một công ty chuyên thu mua . Giá thị tường đầu ra cũng khá nhanh nên tôi quyết định xuống giống cây ớt trên mảnh đất này”. Bà Xuân chia sẻ về việc chọn ớt để trồng.
May mắn có được người đỡ đầu, bà Xuân thuê 3ha đất để trồng ớt và chính thức trở thành một nông dân công nghệ cao.
Trồng ớt sạch từ công nghệ Israel
Nghĩ là làm, bà Xuân quyết định thuê đất trên địa bàn xã Trung Lập Thượng để xới đất và vun luống. Đồng thời, trải bạt nilon phủ kín luống đất, lấy các bịch nilon đóng thành các bầu giá thể để trên luống chuẩn bị xuống giống.
Trong các bầu giá thể chứa các sơ dừa, phân bón hữu cơ. Đặc biệt, bà Xuân cho rất nhiều phân gà vào trong bầu giá thể để đến khi chín ớt sẽ có vị cay sâu. Các bầu giá thể được đặt cách ly khỏi mặt đất, cách nhau chừng 5cm và được cung cấp nước, chất dinh dưỡng thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
“Thay vì trồng thực tiếp, mỗi cây được sinh trưởng và phát triển trong một bầu giá thể độc lập. Bên trong mỗi bầu giá thể chỉ có sơ dừa và tro trấu, không có đất hay phân bón hữu cơ. Việc cách ly này nhằm không cho cây hút những tạp chất trong lòng đất như kim loại nặng, nhờ vậy cây ít bệnh tật hơn”. Bà Xuân chia sẻ kinh nghiệm.
Bà Xuân còn giới thiệu say sưa về hệ thống chứa dung dịch dinh dưỡng tại một góc vườn. Dung dịch này sẽ được dẫn đến từng gốc cây thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
“Thay vì tưới nước, bón phân theo cách thông thường, hình thức này giúp chất dinh dưỡng được điều tiết rộng rãi, cân bằng, vừa đủ cho cây. Nhờ vậy, cây không bị dư độ đạm, phát triển đồng đều và cho trái quanh năm”, bà Xuân cho biết thêm.
Nhờ được hướng dẫn kỹ thuật, cộng thêm sự nâng niu chăm sóc, vườn ớt phát triển rất tốt, đến kỳ thu hoạch cho trĩu quả. Trung bình mỗi ngày, vườn ớt của bà Xuân thu được hơn 300 kg, với giá bán 60.000 đồng/kg. Mỗi tháng bà Xuân thu từ 8 đến 9 tấn ớt trị giá hơn 500 triệu đồng (chưa trừ chi phí).
“Cây ớt được trồng theo công nghệ này sẽ sinh trưởng tốt, cho ra nhiều trái. Trái ớt khi chín có độ bóng đẹp, khi bẻ đôi trái ra sẽ có mùi thơm. Khi mọi người trồng ớt trực tiếp xuống đất, đất ẩm thấp nên dễ gây ra bệnh nấm. Cây ớt trồng với công nghệ Israel được cách ly hoàn toàn với đất bằng lớp nilon nhằm tránh được các loại bênh. Có thể thu hoạch nhiều năm liền nhưng năng suất vẫn cao và đạt chất lượng”. bà Xuân chia sẻ về thành quả của mình.
Ngoài việc trồng ớt, Bà Xuân còn đang nghiên cứu và trồng thêm mướp hương, bí ngô,… trên quy trình sản xuất hiện đại. Ngoài ra, bà cũng đang ấp ủ sẽ mở rộng thị trường tiêu thụ ra miền Bắc, để những trái ớt sạch theo công nghệ Israel có thể đi xa hơn và đến với tay người tiêu dùng đang có mong muốn được sử dụng thực phẩm an toàn.
Huy Nguyên
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội