Trái cây đặc sản Việt Nam thâm nhập mạnh vào thị trường Mỹ
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gia nhập nhóm xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Những sản phẩm xuất khẩu là các loại trái cây đặc sản đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩn đáp ứng cho thị trường này.
Nhiều loại trái cây đã vào thị trường Mỹ
Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm để xuất khẩu vào thị trường được coi là khó tính bậc nhất thế giới này. Tín hiệu đáng mừng là gần đây hàng loạt loại trái cây như: vú sữa, xoài, thanh long...đã được xuất sang Mỹ mạnh hơn trước.
Đại diện công ty Vina T&T cho biết hiện đang xuất được những lô vú sữa và dừa vào thị trường Mỹ và tín hiệu phản hồi từ thị trường này là rất tích cực. Theo đó, việc được Mỹ nhập khẩu đã mở ra hướng đi mới cho người trồng vú sữa. Mỗi kg vú sữa trồng theo quy trình GAP có giá bán trong nước dao động từ 25.000 - 30.000 đồng. Mức giá này sẽ tăng lên 2 - 3 lần khi vào thị trường Mỹ.
"Hiện nay doanh nghiệp đã xuất được đơn hàng vú sữa đầu tiên vào thị trường Mỹ, trung bình mỗi tuần đang xuất được 20 container (mỗi công 800 kg). DN bất ngờ vì trái vú sữa bán với giá rất cao và sự kỳ vọng vào thị trường này là rất lớn. Tiến hành tăng sản lượng, bao trái, đảm bảo chất lượng. Phía Mỹ cũng đã đặt mỗi tuần từ 60-80.000 trái dừa, trái dừa Việt Nam đã cạnh tranh được với dừa Thái". Ông Nguyễn Đình Tùng – Tổng Giám Đốc Cty cổ phần xuất nhập khẩu Vina T&T cho biết.
Bên cạnh đó, một loại quả đặc sản khác của Việt Nam hiện nay là trái xoài Cao Lãnh, cũng đã được xuất khẩu từ cuối năm 2017 sang Mỹ với sản lượng hơn 1 tấn cũng đang mang lại tín hiệu tích cực với việc đặt hàng tiếp tục của Mỹ vào những tháng tiếp theo của năm 2018.
“Chúng tôi đã xuất sang Mỹ lúc trước rồi, nay bàn lại để có giấy chứng nhận để sắp tới tiếp tục xuất. Hôm trước mình chỉ xuất thử hơn1 tấn. Họ đồng ý nên tiếp tục cấp code để tháng 2 tháng 3 mình tiếp tục xuất. Hợp đồng với doanh nghiệp nhập hàng vào Mỹ, xoài phải bóng láng, đủ 260gr trở lên còn loại nhì người ta không mua. Không được xịt bất cứ thuốc gì trước khi hái 25-30 ngày”. Ông Lê Hoàng Yên – Hội viên hợp tác xác xoài Cao Lãnh chia sẻ.
Cũng theo đại diện Hiệp hội rau quả Việt Nam, chỉ cần đáp ứng các yêu cầu từ các thị trường nhập khẩu về chất lượng, hình dáng sản phẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy cách đóng gói...là có thể tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường khó tính.
“Chỉ cần đáp ứng điều kiện xuất khẩu của các thị trường khó tính như: sầu riêng phải cấp đông, dừa gọt lớp vỏ xanh, chuối cần thu hoạch đúng giai đoạn xanh và đóng gói đúng quy cách”. Chia sẻ của ông Nguyễn Hữu Đạt, Ủy viên ban chấp hành Hiệp hội rau quả Việt Nam.
Với những tín hiệu tích cực từ việc đưa được các sản phẩm đặc trưng vào thị trường khó tính này giúp các sản phẩm tăng giá trị gấp 3, 4 lần so với bán trong nước. Đây cũng được coi là bước đệm để chúng ta đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sản phẩm lâu dài trong thời gian tới để giá trị sản phẩm không chỉ dừng lại ở mức như hiện nay.
Để trái cây Việt chinh phục lâu dài thị trường Mỹ
Mặc dù tình hình xuất khẩu các loại trái cây Việt vào Mỹ đang diễn ra khá thuận lợi và mang lại nhiều lợi ích cho người dân về giá trị lẫn thương hiệu sản phẩm. Tuy nhiên việc thâm nhập vào thị trường này khiến người dân, các doanh nghiệp còn gặp không ít khó khăn. Vì thế, nhiều chuyên gia cho rằng việc định hướng lâu dài cho trái cây đặc sản có mặt bền vững tại thị trường Mỹ người nông dân, doanh nghiệp và các chuyên gia đầu ngành cần có những biện pháp trước mắt và lâu dài trong xây dựng chất lượng cũng như đảm bảo ổn định về số lượng sản phẩm để cung ứng theo yêu cầu của các thị trường này.
Theo ông Nguyễn Đình Tùng, DN xuất khẩu vào các thị trường khó tính là muốn nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm chứ không quá quan trọng số lượng. Các DN cần đầu tư vào các thị trường khó tính để con đường dài lâu đáp ứng mọi thị trường. Riêng với công ty Vina T&T kế hoạch 2018, sẽ đẩy mạnh cho ra chuỗi cửa hàng trái cây sạch với sản phẩm chuẩn xuất khẩu và được bán tại thị trường nội địa. DN sẽ thành lập chuỗi, vùng nguyên liệu đạt chuẩn GlobalGap truy xuất nguồn gốc và sử dụng công nghệ cao vào trồng trọt chế biến. Xây dựng được thương hiệu người tiêu dùng sẽ tin tưởng.
Cũng theo ông Đạt, đại diện Hiệp hội rau quả, những khó khăn trước mắt mà doanh nghiệp và toàn ngành cần cải thiện là về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần có sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo sản phẩm ổn định và không chỉ đáp ứng các thị trường khó tính mà các thị trường khác và tiêu thụ nội địa cũng vậy. Để hướng đến sản phẩm đạt chuẩn khu vực và đạt chuẩn quốc tế. Trái cây Việt Nam phải hướng đến sản xuất chất lượng, độc nhất, an toàn.
Kim Ngọc
(Ảnh: Internet)
-
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Những con số ấn tượng về hành trình VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng
-
Eximbank ra mắt dịch vụ thanh toán Garmin Pay qua thẻ Eximbank Mastercard: Bước đột phá cho lối sống năng động
-
Eversolar hợp tác kinh doanh trạm sạc nhượng quyền V-Green
-
Vinfast hợp tác FGF hỗ trợ khách hàng thu cũ xe xăng, đổi mới ô tô điện
-
Kỳ tích phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân 60 tuổi liệt tứ chi, từng sống nhờ máy thở