The Coffee House ‘bán mình’ giá bèo, vì đâu đến nỗi?
Thứ ba, 01/04/2025 14:39 (GMT+7)
The Coffee House từng được định giá khoảng 1.171 tỷ đồng nhưng chỉ sau 4 năm thương hiệu này đã "bán mình" cho Golden Gate với mức giá chỉ 270 tỷ đồng.
Theo báo
cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2024 của CTCP Tập đoàn Golden Gate, vào
ngày 8/1/2025, Công ty đã hoàn thành việc mua 99,98% cổ phần của Công ty Cổ phần
Thương mại Dịch vụ Trà Cà Phê VN (đơn vị sở hữu chuỗi The Coffee House) với tổng
giá phí tạm thời là 270 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2024, Golden
Gate đã đặt cọc 54 tỷ đồng cho thương vụ này.
Theo đó, từ
ngày 8/1/2025, Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Trà Cà Phê VN đã trở thành
công ty con của Golden Gate. Ông Trần Việt Trung - Chủ tịch HĐQT Golden
Gate thành Tổng giám đốc của CTCP Thương mại dịch vụ Trà Cà phê VN.
Điều đáng nói,
ở thời hoàng kim năm 2020-2021, hãng kiểm toán và định giá ASCO từng đưa
ra mức định giá hơn 50 triệu
USD, tương đương 1.171
tỷ đồng cho chuỗi cà phê này. Thời
điểm đó, doanh thu của chuỗi đạt đỉnh gần 863 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ
sau 4 năm, thương hiệu này đã bán mình cho Golden Gate chỉ bằng ¼ mức định giá
trước đó.
The Coffee House đã về tay Golden Gate. Ảnh: The Coffee House
Sau sự ra đi
của nhà sáng lập Nguyễn Hải Ninh vào năm 2019, cũng như ảnh hưởng các đợt cao trào của
Covid-19 là nguyên nhân dẫn đến tình hình của The Coffee House rơi vào khủng hoảng khi liên tục đổi ghế nóng, khiến thương hiệu mất
dần bản sắc.
Hệ quả là, năm
2023, doanh số của The Coffee House khoảng 700 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận sau thuế
lại âm gần 200 tỷ đồng, nối dài chuỗi thua lỗ từ 2019, trong
đó năm 2021 lỗ nặng nhất với 249 tỷ đồng, năm 2022 thu hẹp mức lỗ về 150 tỷ.
Xét về bức
tranh thị phần, theo số liệu từ Vietdata - nền tảng cung cấp dữ liệu vĩ mô,
doanh nghiệp và nghiên cứu về nhiều lĩnh vực, trong bức tranh thị trường chuỗi coffee tại Việt Nam năm 2023, thị
phần của The Coffee
House giảm so với 2022 và về gần mức của 2021 (2,02%).
Theo
Vietnam Report, chuỗi cà phê này đã rơi khỏi Top 5 bảng xếp hạng các chuỗi cà
phê phổ biến nhất Việt Nam năm 2024.
Về Golden
Gate, theo báo cáo hợp
nhất kiểm toán 2024 của Golden Gate, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt
hơn 6.633 tỷ đồng, tăng gần 6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, tốc độ
tăng doanh thu không đủ bù đắp mức tăng của chi phí hoạt động. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh chỉ còn hơn 100,4
tỷ đồng.
Golden Gate
hiện sở hữu hơn
40 thương hiệu, cùng hơn 500 nhà hàng trên 42 tỉnh thành. Những
thương hiệu nổi bật có thể kể đến Manwah, Kichi Kichi, GoGi House, Universal Tea… Việc Golden Gate “thâu tóm” The
Coffee House sẽ giúp gia tăng thêm vào bộ sưu tập thương hiệu mà tập đoàn này
đang sở hữu.
Thông tin The Coffee "bán mình" cho Golden Gate diễn ra trong tình hình kinh doanh của The Coffee House phải vật lộn với bài toán lợi nhuận, khi liên tục phải đóng cửa hàng loạt chi nhánh tại các tỉnh, thành.
Chiều 12/5, Cơ quan CSĐT, Công an Khánh Hòa cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Nha Trang Golden Gate.
Công ty Nestlé Việt Nam vừa tổ chức chuyến đi dành cho các phóng viên quốc tế đến thăm mô hình canh tác cà phê bền vững Nescafé Plan cũng như tìm hiểu hoạt động gắn kết với nông dân, hoàn thiện chuỗi giá trị cà phê từ trang trại cà phê đến người tiêu dùng.
Theo báo cáo tài chính doanh nghiệp, năm 2024 một số lãnh đạo doanh nghiệp nhận thù lao 0 đồng như Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch LPbank Nguyễn Đức Thụy hay Chủ tịch Vietcap Nguyễn Thanh Phượng…
Với hơn 17 triệu người dùng và giá trị thị trường vượt 100 tỷ USD, tiền mã hóa đang âm thầm trở thành một “dòng chảy ngầm” trong nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam đang từng bước tiếp cận cuộc chơi toàn cầu này bằng kế hoạch thí điểm thị trường tài sản mã hóa. Theo chuyên gia, không chỉ nhằm kiểm soát rủi ro, hướng đi mới còn mở ra cơ hội thu thuế hàng trăm triệu USD mỗi năm.
Yeah1 từng tham vọng sẽ đem về triệu USD mỗi năm từ mảng thương mại đa kênh Giga1, giúp giải được bài toán dòng tiền âm mà doanh nghiệp đang phải đối mặt. Thế nhưng, sau một năm ra mắt, Yeah1 quyết định đem bán "con át chủ bài" này. Mãi 3 năm sau, việc chuyển nhượng mới thành công.
Năm 2012, nhà sáng lập DOJI Đỗ Minh Phú quyết định rót vốn vào TPBank và hiện giữ chức Chủ tịch HĐQT, từng bước đưa ngân hàng này "hồi sinh". Dù không sở hữu bất kỳ cổ phần nào tại đây, nhưng những pháp nhân có liên quan và người thân của doanh nhân này đang nắm hơn 18% cổ phần TPBank.
Từng được kỳ vọng là lời giải cho bài toán giãn dân phố cổ, khu tái định cư Thượng Thanh (quận Long Biên, Hà Nội) nay lại trở thành một khu nhà hoang, xuống cấp nghiêm trọng. Hơn một thập kỷ trôi qua, những tòa chung cư tiền tỷ vẫn nằm im lìm, trong khi người dân không mặn mà chuyển đến ở.