Tại sao từ ngày 31/12, thẻ từ ATM không sử dụng được tại các điểm giao dịch trên cả nước?
Mục tiêu là đến cuối năm 2021, có 21 triệu thẻ ATM (khoảng 30%) sẽ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Theo quy định tại Thông tư 41 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 28/12/2018, từ sau ngày 31/12/2021, 100% thẻ ATM đang hoạt động tại Việt Nam phải là dạng thẻ chip. Điều này đồng nghĩa với việc các thẻ ATM từ sẽ chính thức bị ngừng hỗ trợ và không được chấp nhận trên các điểm giao dịch trên toàn quốc.
Tại sao lại "khai tử" thẻ ATM từ?
Đầu tiên, việc "khai tử" thẻ ATM từ là nhằm tuân thủ theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thẻ gắn chip mới vẫn có kích thước giống như thẻ cũ là chiều dài 85,60mm và chiều rộng là 53,98mm.
Thứ hai, thẻ ATM gắn chip có bảo mật cao hơn so với thẻ cũ ATM cũ vì thẻ ATM cũ nhận thông tin bằng dải từ phía sau, và nó không được mã hoá còn thẻ chip với con chip nằm ở mặt trước thẻ giúp mã hóa thông tin để tăng bảo mật dữ liệu. Thông tin cá nhân sẽ được mã hoá theo dãy số nhị phân của máy tính và liên tục được thay đổi.
Theo Công ty CP Thanh toán quốc gia VN (NAPAS), ưu điểm của thẻ chip khác thẻ từ là thông tin nằm trong chip được mã hóa và giao dịch thẻ được xử lý theo quy trình chặt chẽ, an toàn. Do đó, tránh được các nguy cơ skimming (cách đánh cắp thông tin thẻ ATM bằng đầu đọc giả mạo) cũng như các nguy cơ mất an toàn khác như hiện nay.
Ngoài ra, bên cạnh các tính năng giao dịch thông thường, thẻ ATM gắn chip của các ngân hàng hiện còn được bổ sung tính năng thanh toán không tiếp xúc (contactless) với nhận diện bằng biểu tượng cột sóng trên mặt trước thẻ.
Cuối cùng, thẻ chip còn là thẻ quốc tế nên có thể sử dụng trên toàn cầu.
Quy trình đổi thẻ ATM từ sang thẻ ATM gắn chip
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến hết quý 2/2021, cả nước có 98 triệu thẻ nội địa và 20 triệu thẻ quốc tế đang lưu hành. Mục tiêu là đến cuối năm 2021, có 21 triệu thẻ ATM (khoảng 30%) sẽ tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Để đạt được mục tiêu này, kể từ 31/3, các ngân hàng đã đồng loạt phát hành thẻ ATM có gắn chip cho khách hàng.
Tuy nhiên, nhiều ngân hàng đang xin gia hạn vì nhiều khả năng khó về đích vào năm 2021 do ảnh hưởng từ COVID-19.
Chia sẻ trên tờ Lao động, một lãnh đạo ngân hàng cho hay, "hiện tỉ lệ chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip chưa được 100%. Dịch COVID-19 bùng phát khiến nhiều khách hàng ngần ngại đến quầy giao dịch để đổi thẻ. Các ngân hàng thời gian qua tập trung ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa dịch.
Tôi tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ cần sớm gia hạn thêm thời gian chuyển đổi trong thời gian tới. Sau thời hạn 31.12.2021, những khách hàng chưa kịp đổi thẻ từ sang thẻ chip vẫn sẽ sử dụng thẻ bình thường".
Việc đổi thẻ tại các ngân hàng là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên, sau thời điểm 31/12/2021, khách hàng sẽ thực hiện đổi thẻ từ sang thẻ chip với mức phí tương tự mức phí đổi thẻ thông thường, và tùy theo quy định của từng ngân hàng, phổ biến nhất là 50.000 đồng/lần.
Có 2 cách để đổi thẻ từ sang thẻ chip. Đầu tiên là khách hàng mang chứng minh thư hoặc hộ chiếu, hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực đến điểm giao dịch của ngân hàng và đề nghị chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip.
Cách thứ hai là có thể truy cập vào ứng dụng ngân hàng số, mobile banking để thực hiện và nhận thẻ tại nhà hoặc tại điểm giao dịch của ngân hàng.
Ngoài ra, ở một số ngân hàng số, người dùng có thể đổi thẻ từ sang thẻ chip tại các cây ATM đa năng.
Pha Lê
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội