Số lượng nhà đầu tư “tiền ảo” tăng chóng mặt
Theo thống kê của Houbi, số lượng người Việt Nam tham gia đầu tư bitcoin tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm.
Cụ thể, trong năm 2016, số lượng người đầu tư bitcoin chỉ có 30.000 người, thì đến năm 2017 con số này đã là 60.000 người.
Đó là một số thông tin được đưa ra tại Lễ hội Blockchain Việt Nam được tổ chức tại Tp.HCM vào ngày 24 và 25/5. Sự kiện này thu hút hơn 1.000 người tham dự và hơn 30 diễn giả.
Theo ông Hubery Yuan, Hiệu trưởng học viện Ứng dụng Blockchain Houbi: Việt Nam là quốc gia có ngành tài chính đang trên đà phát triển. Ở khía cạnh này, tài chính sử dụng tiền điện tử như bitcoin có cơ hội lan tỏa nhanh chóng và ít gặp trở ngại. Chúng tôi tin rằng, tài chính tiền điện tử sẽ dần thâm nhập và thay thế thị trường tài chính truyền thống ở nhiều khía cạnh khác nhau trong tương lai.
Tương tự, ông Fan Jing, Giám đốc đầu tư chiến lược của Houbi cho biết thêm: Khu vực châu Á do Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đứng đầu là tiên phong của thị trường tiền điện tử toàn cầu. Đông Nam Á nằm trong vòng tròn kinh tế và văn hóa của Đông Á, nổi tiếng về sự phát triển kinh tế. Điều này được phản ánh trong thị trường tiền điện tử. Sự bùng nổ của tiền điện tử tại khu vực Đông Nam Á bắt đầu tại Lễ hội Xuân lần thứ 18, phần lớn chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của cách mạng lần thứ 4, cũng như của nền công kinh tế số, tác động của xu thế công nghệ này đến mọi lĩnh vực kinh tế xã hội của Viêt Nam. Việc tiếp cận khai thác các công nghệ số đặc biệt là các công nghệ đột phá có vai trò hết sức quan trọng.
Tuy nhiên, ông Đào Đình Khả, Vụ trưởng Vụ CNTT - Bộ TT và TT cho rằng: “Đây là công việc không dễ dàng và không phải lúc nào cũng êm thấm. Bởi công nghệ đột phá ngoài việc có những điều khoản đặc biệt nhưng trong một số trường hợp nó phá vỡ cấu trúc kinh doanh truyền thống, và nó ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể trong nền kinh tế và xã hội”, ông Khả nhấn mạnh.
Chính vì vậy làm thế nào để đảm bảo quyền lợi cho tất cả các cũng như là có cách tiếp cận phù hợp các tiêu chí phù hợp để đưa ra các quyết định hợp lý, tiếp nhận công nghệ này đó là một trong những thách thức rất lớn của nhiều quốc gia, kể cả như những quốc gia tiên tiến như các quốc gia trong nhóm G20 , cũng như của VN trong thời gian qua, ông Khả nói.
Không chỉ có sự kỳ vọng của cộng đồng dn mà sự tiếp cận áp dụng công nghệ blockchain cũng phù hợp với mục tiêu chính sách của Nhà nước. Trong chỉ thị 16 của Chính phủ cũng yêu cầu , trong đó cụ thể là giao cho Bộ TT&TT phát triển công nghệ cốt lõi và để hỗ trợ trieenr khai cho cách mạng công nghệ lần thứ 4 tại VN.
Chia sẻ về các yếu tố pháp lý đối với việc quản lý tiền kỹ thuật số, ông Khả cho biết: Chúng tôi cũng nhận thức được rằng, mặc dù có những tiềm năng rất to lớn nhưng công nghệ blockchain cũng một số vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu và xem xét kỹ hơn, những hạn chế kỹ thuật và những thách thức liên quan về vấn đề pháp lý, đặc biệt khi mà công nghệ blockchain đã tạo ra môi trường kết nối với doanh nghiệp mà không có bên thứ ba, đó là khi mà các nhà quản lý, những nhà thực thi pháp luật cần phải xác định những trách nhiệm pháp lý.
“Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng với mỗi mô hình triển khai blockchain khác nhau thì cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau, những vấn đề cần phải cân nhắc. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, những người tham mưu chính sách để bảo vệ chung cho quyền lợi của cộng đồng, chúng tôi quan tâm đến như yếu tố như công tác kiểm soát, tính tin cậy, những hệ thống quản lý khóa trong công nghệ blockchain nói riêng và hiệu năng của hệ thống này. Cách thực thi pháp luật trong trường hợp không có bất cứ trung gian nào cũng là vấn đề mà chúng tôi hết sức quan tâm”, ông Khả nhấn mạnh.
Ở một diễn biến khác, liên quan đến vụ “tiền ảo” lừa 15.000 tỉ đồng liên quan đến Công ty CP Modern Tech, ngày 21/5, lãnh đạo Cơ quan CSĐT Bộ Công an chỉ đạo phối hợp Công an TP.HCM điều tra hành vi liên quan đến việc kêu gọi nhà đầu tư mua iFan, Pincoin của nhóm thành lập Modern Tech.
Cơ quan CSĐT nhận định, hành vi nêu trên của Modern Tech là hình thức kinh doanh đa cấp sử dụng tiền số iFan, vì vậy phải sớm điều tra việc hưởng lợi của các cá nhân nói trên, thiệt hại của các nhà đầu tư... Cơ quan điều tra cũng kêu gọi các nạn nhân trong đường dây này cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan đến việc đầu tư tiền ảo iFan.
Thùy Linh
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường
-
Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn giảm thêm nửa triệu đồng