'Sắc xanh' bao phủ cổ phiếu ngân hàng
VCB là cổ phiếu ngân hàng duy nhất giảm giá trong phiên 17/9. Nhiều mã ngân hàng tăng giá trên 5% như SGB, TPB, BVB... Một số CTCK nhận định cổ phiếu ngân hàng đã tới thời gian tích lũy.
Kết phiên 17/9, ngoài cổ phiếu VCB giảm giá 0,9% xuống 97.200 đồng/cp, các cổ phiếu ngân hàng còn lại trên ba sàn đều tăng giá.
SGB dẫn đầu, với thị giá tăng 10,4% lên 19.100 đồng/cổ phiếu. Theo sau, TPBank tăng 5,6% lên 40.800 đồng/cp, vượt đỉnh từng thiết lập đầu tháng 7. Thanh khoản cổ phiếu ở mức hơn 11,8 triệu đơn vị, cao nhất từ khi niêm yết. Một số cổ phiếu khác như BVB tăng 5% lên 20.300 đồng/cp, VAB tăng 4,1% lên 17.700 đồng/cp. PGB, EIB, VBB tăng trên 3%.
VPB tăng giá phiên thứ ba liên tiếp, ở mức 67.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 3% so với tham chiếu. Khối lượng giao dịch đạt hơn 13 triệu đơn vị. Một số mã khác như VIB, MSB,ABB, OCB tăng trên 2%. Nhóm dưới như ACB, TCB, BID tăng trên 1%.
Về thanh khoản, STB dẫn đầu với với gần 16,4 triệu cổ phiếu được giao dịch, riêng khối ngoại bán hơn 4,7 triệu đơn vị trong phiên nhiều quỹ cơ cấu danh mục. SHB đứng thứ hai về thanh khoản với hơn 14 triệu đơn vị được "trao tay". Các mã tiếp theo có thể điểm tới là VPB, TPB, MBB, TCB...
Trong báo cáo chiến lược vừa qua, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đề cập diễn biến cổ phiếu ngân hàng sẽ quyết định xu hướng thị trường trong tháng 9. CTCK không có sự thay đổi đáng kể về quan điểm so với tháng trước khi kết quả kinh doanh quý III của các doanh nghiệp niêm yết chắc chắn bị ảnh hưởng do tình trạng giãn cách xã hội kéo dài như hiện nay.
Sau thời gian điều chỉnh, nhóm cổ phiếu ngân hàng có thể thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư trung và dài hạn, trong đó VDSC vẫn đánh giá tích cực về triển vọng của một số ngân hàng trong năm 2022.
Việc điều chỉnh "room" tín dụng sắp tới có thể được công bố vào cuối tháng 9 sẽ là yếu tố hỗ trợ. Tăng trưởng tín dụng có thể tích cực hơn trong tháng này do các ngân hàng chưa sử dụng hạn mức nhiều sẽ tập trung cho vay ngắn hạn để sử dụng hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu cao hơn dự kiến có thể tác động tiêu cực nếu các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt như hiện tại không được dỡ bỏ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh các quý sắp tới. Do đó, VDSC cho rằng nhóm cổ phiếu ngân hàng là nhóm có khả năng biến động mạnh trong tháng 9 và tác động trực tiếp VN-Index.
Trong báo cáo cập nhật về ngành ngân hàng, Chứng khoán VNDirect cho rằng hiện nay là thời điểm để tích lũy cổ phiếu ngân hàng. Việc giá cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh trong thời gian qua, theo VNDirect, phần nào đã phản ánh tác động tiêu cực của đợt bùng phát hiện nay. Vì vậy cổ phiếu ngân hàng trở nên hấp dẫn hơn khi cân nhắc giữa rủi ro và hiệu quả đầu tư.
CTCK lưu ý rủi ro chính đối với ngành ngân hàng hiện nay là việc áp dụng giãn cách xã hội do dịch Covid-19 lâu hơn dự kiến, hoặc một biến thể khác của chủng virus phát sinh có thể cản trở hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Điều này có thể khiến các ngân hàng ghi nhận trích lập dự phòng cao hơn và cầu tín dụng yếu hơn so với dự báo trong giai đoạn nửa sau 2021 và 2022. Một rủi ro khác là biên lãi thuần (NIM) giảm nhiều hơn dự báo do nhu cầu tín dụng bị suy yếu.
Trâm Anh
- Tổng Giám đốc Nam Kim đã bán xong 15 triệu cổ phiếu NKG, không còn là cổ đông lớn
- Cổ phiếu dầu khí giảm sâu, VN-Index tiếp đà tăng điểm với lực kéo từ nhóm Bluechips
- HAG, KOS, ITA, DIG, PVP, CGV, VPR, TNA, TMS, DBT, SVT: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
- Nhà đầu tư nước ngoài đăng ký mua hơn 22 triệu cổ phiếu TPB
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường