Sabeco ra sao dưới thời tỷ phú Thái?

Thứ sáu, 20/07/2018, 19:21 PM

Tháng 12 năm 2017, Thai Beverage, tập đoàn thuộc sở hữu của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua lại 53,59% vốn của Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco). Dưới thời của tỷ phú Thái Lan, Sabeco đã có những thay đổi rất đáng kể.

Những thay đổi ở thượng tầng

Ngày 21/7/2018, Sabeco sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên và có những thay đổi ở thượng tầng. Đáng chú ý, trong số các ứng viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2018-2023, có đến 4 người đại diện cho Thái Lan trong số 7 thành viên và không có đại diện nào của Bộ Công Thương ứng cử.

Sabeco sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên và có những thay đổi ở thượng tầng

Sabeco sẽ tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên và có những thay đổi ở thượng tầng

Tháng 4/2018, ông Koh Poh Tiong được bầu giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của Sabeco. Ông Koh Poh Tiong hiện cũng là Giám đốc của Fraser & Neave kiêm Chủ tịch ThaiBev và F&N Beer Group. Tháng 5/2018, bà Trần Kim Nga trở thành thành viên của HĐQT của Sabeco. Bà Nga chính là Tổng giám đốc của công ty VietBev, công ty Việt được coi là đóng vai trò trung gian giúp ThaiBev thâu tóm Sabeco. Ngoài ra, còn hai ứng viên khác là ông Michael Chye Hin Fah (Singapore) và ông Pramoad Phornprapha (Thái Lan). Hai thành viên mới là ông Koh Poh Tiong và bà Trần Kim Nga đều là những trợ thủ đắc lực của tỷ phú Thái trong HĐQT, sẽ được bầu bổ sung đợt này, thay thế các thành viên Tan Tiang Hing, Maicolm và Sunyaluck Chaikajornwat đã được bầu trước đó vào tháng 4 năm nay.

Ngoài ra, những thành viên cũ người Việt là ông Nguyễn Thành Nam, ông Nguyễn Bích Đạt và ông Nguyễn Ngọc Hạnh cũng không còn xuất hiện trong danh sách đề cử. Thay vào đó là các ông Nguyễn Tiến Dũng, ông Lương Thanh Hải và ông Nguyễn Tiến Vỵ. Với  việc ông Nguyễn Thành Nam không có tên trong danh sách ứng cử, nhiều khả năng chức vụ CEO hiện tại của nhân vật này sẽ được chuyển giao cho người Thái sau đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 21/7. Việc Bộ Công Thương không có đại diện trong HĐQT cũng sẽ khiến bộ gặp khó khăn trong việc trao đổi thông tin với nhà sản xuất bia có thị phần số 1 Việt Nam (chiếm 40% thị phần cả nước).

Thay đổi ngành nghề kinh doanh

Năm 2018, Sabeco đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế giảm 19% về khoảng 4.007 tỷ đồng. Như vậy, kể từ năm 2016 đến nay, lợi nhuận của Sabeco vẫn đi xuống. Cũng trong năm 2018, Sabeco kỳ vọng tốc độ tăng trưởng đạt mức 5%, cùng với đó là thuế tiêu thụ đăc biệt tăng 5%.

Theo báo báo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt, doanh thu của Sabeco mặc dù tăng 5% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ, trong đó doanh thu từ bia tăng 3%, nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm 8% chủ yếu do biên lợi nhuận gộp giảm từ mức cơ sở cao 28,3% trong quý 1/2017 xuống 24,9% trong quý 1/2018. Biên lợi nhuận gộp của quý 1/2018 cũng thấp hơn mức 25,9% trong cả năm 2017.

Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn sẽ có những thay đổi về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới?

Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn sẽ có những thay đổi về chiến lược kinh doanh trong thời gian tới?

Lãnh đạo Sabeco coi năm 2018 là thời điểm bản lề cho kế hoạch thay đổi và phát triển thời gian tới. Trong tờ trình thay đổi kinh doanh trước thềm đại hội cổ đông, Sabeco sẽ loại bỏ một số ngành nghề như quảng cáo thương mại, kinh doanh du lịch lữ hành nội địa, quốc tế… và tiếp tục tập trung cho lĩnh vực đồ uống. Động thái mới nhất của Sabeco là yêu cầu công ty thành viên là Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương chia cổ tức năm 2017 và đề ra kế hoạch phát triển lại thương hiệu sá xị Chương Dương.

Hiện tại, tổng tài sản của Sabeco vào khoảng 20,7 nghìn tỷ đồng (907,7 triệu USD), giảm 5,6% so với đầu năm 2018, trong đó tài sản ngắn hạn là 12,5 nghìn tỷ đồng (548 triệu USD) và tài sản dài hạn là 8,1 nghìn tỷ đồng (355 triệu USD). Khoản nợ phải trả của Sabeco là 5.2 nghìn tỷ đồng (228 triệu USD), giảm 31% so với đầu năm. Đáng chú ý, nợ ngắn hạn của công ty đã giảm 32% xuống 5 nghìn tỷ đồng (219 triệu USD).

Theo Hiệp hội bia và nước giải khát Việt Nam (VBA), năm 2017, Sabeco đã sản xuất được 1,77 tỷ lít bia, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, nhà sản xuất bia nội địa lớn thứ hai ở Việt Nam là Tổng Công ty Cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Hà Nội (Habeco) sản xuất 657,6 triệu lít, giảm 6,5% so với cùng kỳ năm 2017.

Năm 2018, Sabeco đặt mục tiêu tăng thị phần nội địa lên 42% và sản xuất lên 1,84 tỷ lít bia. Sabeco dự kiến đạt doanh thu 39,3 nghìn tỷ đồng (1,73 tỷ đô la USD) trong năm 2018, với lợi nhuận ròng là 4,9 nghìn tỷ đồng (217 triệu USD). Theo VBA, lượng tiêu thụ bia ở Việt Nam năm 2017 ước tính đạt hơn 4 tỷ lít, tăng 260.000 lít (6%) so với năm 2016.

Thế Anh

Theo NTD

largeer