Quốc tế thiếu nhi tràn lan đồ chơi Trung Quốc
Quốc tế thiếu nhi 1/6 đến gần, thị trường đồ chơi trẻ em trở nên sôi động hơn khi các phụ huynh muốn mua đồ chơi cho bé. Tuy nhiên dạo các con phố bán đồ chơi trẻ em, các quầy, sạp vẫn bày bán tràn lan các đồ chơi xuất xứ từ Trung quốc.
Tràn ngập đồ chơi Trung Quốc trên thị trường
Với mong muốn mua đồ chơi an toàn và phù hợp cho con được các phụ huynh đặc biệt quan tâm. Người tiêu dùng dường như “choáng ngợp” bởi sự đa dạng từ nhãn mác, chất lượng của các đồ chơi trẻ em trong đó là những loại có xuất sứ từ Trung Quốc chiếm diện tích trưng bày lớn tại các cửa hàng đến siêu thị và trung tâm thương mại.
“Hôm qua tôi có ghé qua một số cửa hàng đồ chơi trên đường Hải Thượng Lãn Ông, quận 5, khu vực chợ Lớn, thấy nhiều kiểu đẹp lắm mà vô coi toàn đồ chơi chữ Trung Quốc, đọc báo chí kêu đồ chơi Trung Quốc không an toàn nên muốn mua đồ chơi cho con cũng đắn đo.” Anh Minh Hoàng (Q. 3, TP.HCM) cho biết.
Trong khi đó để tìm đồ chơi thương hiệu Việt rất khó, chỉ một vài loại như Lego, đĩa bay, đất nặn.... Các sản phẩm không có sự đặc sắc, bắt mắt như các sản phẩm Trung Quốc, bên cạnh đó có vẻ như các doanh nghiệp Việt vẫn chưa “mặn mà” với mặt hàng đồ chơi trẻ em.
Vì đâu đồ chơi Trung Quốc vẫn tồn tại?
Đồ chơi Trung Quốc thường màu sắc, đủ kiểu mẫu mã, đặc biệt giá thành luôn rẻ, phù hợp với ví tiền người Việt. Từ đồ chơi của các bé gái như búp bê bằng nhựa, gấu bông đến đồ chơi của con trai như ô tô, siêu nhân… đều có giá thành trong khoảng 30.000 đến 200.000 đồng/chiếc. Chủ một tiệm bán đồ chơi đường Nguyễn An Ninh, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) cho biết: “Vì mặt hàng đồ chơi Trung Quốc giá rẻ, nên thường được nhập về nhiều, vốn ít nhưng bán lại lời nên được ưa chuộng hơn các đồ chơi Việt hay Nhật.” Các đồ chơi nhãn hiệu Trung Quốc hầu như không có ghi phiên âm về chất liệu, ngày sản xuất trên vỏ sản phẩm. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến phụ huynh lo lắng khi cho con chơi các sản phẩm này. Trong các cửa hàng đồ chơi đến các trung tâm thương mại, siêu thị, đồ chơi Trung Quốc vẫn được báy bán trên các kệ hàng với nhiều mức giá khác nhau.
Ngược lại, để an toàn cho con, nhiều gia đình chấp nhận chi số tiền lớn hơn để lựa chọn các sản phẩm đồ chơi xuất xứ từ Nhật Bản, Thái Lan. Chị Thu Hằng (Bình Dương) chia sẻ: “ Mua hàng Trung Quốc thì sợ không đảm bảo an toàn, độc hại nên mình với ông xã quyết định mua các sản phẩm đồ chơi của Nhật, tuy giá cao hơn với các loại kia nhưng cho con chơi thấy an tâm hơn.”
Khi cơ chế thị trường còn nhiều thiếu sót việc đồ chơi Trung Quốc không rõ nguồn gốc vẫn được nhập lậu vào Việt Nam và bày bán phổ biến trên thị trường khiến người dùng hoang mang. Phụ huynh cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, lưu ý khi mua các sản phẩm không đảm bảo để đảm bảo an toàn cho các bé.
Hoàng Uyên
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội