Nhiều trường học Nhật cân nhắc bỏ phù hiệu học sinh
Báo Mainichi Shimbun cho biết nhiều trường học trên khắp Nhật Bản đang cân nhắc không yêu cầu may thêu phù hiệu lên đồng phục để bảo vệ danh tính học sinh.
Các trường học cân nhắc làm vậy sau khi vài vụ quấy rối xảy ra. Chẳng hạn như tại tỉnh Saga, một kẻ không rõ danh tính chụp ảnh mặt cùng phù hiệu nữ sinh rồi đăng lên mạng. Vụ việc khiến cảnh sát địa phương đề nghị trường học và hội đồng giáo dục xem xét lại chính sách phù hiệu cùng một số quy định liên quan khác.
Vài năm qua, các trường học trên địa bàn tỉnh Osaka đã xem xét chuyện may thêu phù hiệu lên đồng phục. Hiệu phó Trường trung học cơ sở Daiyon (thành phố Kadoma) Yohei Morikawa nói với Mainichi Shimbun: “Chúng ta sẽ bảo vệ được quyền riêng tư, tăng sự an toàn bằng cách ngừng dùng phù hiệu. Chúng tôi sẽ xem xét vấn đề này dựa trên ý kiến của phụ huynh và học sinh, cũng như xu hướng xã hội”.
Không chỉ bảo vệ quyền riêng tư, việc không yêu cầu may thêu phù hiệu còn giúp sự trao lại đồng phục cho học sinh khác sử dụng dễ dàng hơn (bởi không cần gỡ bỏ phù hiệu đã may thêu).
Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, chính sách phù hiệu do mỗi trường tự quyết định. Các trường lý giải sở dĩ có yêu cầu may thêu phù hiệu là vì học sinh có xu hướng quên đeo hoặc làm mất phù hiệu có thể tháo rời.
Năm 2015, một trường ở thành phố Shijonawate chuyển từ phù hiệu có thể tháo rời sang phù hiệu thêu do học sinh liên tục làm mất thẻ.
Không những vậy, nếu không có phù hiệu, học sinh còn lẫn lộn đồng phục của nhau. Trường có kế hoạch từ năm 2024 thêu tên học sinh lên nắp túi ngực thay vì trên ngực áo đồng phục, như vậy học sinh ngoài giờ học có thể nhét nắp túi vào túi để giấu tên của mình.
Nguồn tin từ đơn vị sản xuất đồng phục Takimoto (thành phố Higashiosaka) cho biết số trường thêu tên học sinh trên đồng phục đã giảm dần do nhận thức được phù hiệu tiết lộ danh tính học sinh cho người lạ.
Cẩm Bình
-
133 doanh nghiệp được vinh danh Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021
-
Hà Nội: Người phụ nữ mất hơn 9 tỷ đồng khi đầu tư vào tiền ảo
-
Chấp hành pháp luật về ATGT đường bộ là một trong những tiêu chí xếp loại hạnh kiểm với học sinh
-
Điểm dừng, đỗ xe trên đường cao tốc có diện tích tối thiểu 500 m2
-
Giám đốc CATP Hà Nội nói về giải pháp căn cơ ngăn ngừa thanh, thiếu niên vi phạm TTATGT
-
Từ 1/1/2025, ô tô kinh doanh chở trẻ em mầm non, học sinh phải sơn màu vàng đậm