Nhiều ông lớn nước ngoài chia nhau “miếng bánh” vận chuyển hàng hóa tại Việt Nam
Nhiều năm qua, các ông lớn đến từ nhiều nơi như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông... đã chia nhau chiếm lĩnh thị trường dịch vụ logistics Việt Nam.
Cụ thể, năm 2019 đã chứng kiến nhiều sự “đổ bộ” của các ông lớn nước ngoài về lĩnh vực vận tải như: BEST Inc. (Trung Quốc). Với dịch vụ nhượng quyền bưu cục, nhằm tận dụng nguồn lực địa phương và nền tảng công nghệ của công ty mẹ để phát triển mạng lưới, doanh nghiệp này nhanh chóng bắt tay với BW Industrial để vận hành trung tâm phân loại hàng hoá tự động.
Tháng 7/2019, tập đoàn Nhật Sumitomo công bố khoản đầu tư 37 triệu USD để sở hữu 10% cổ phần Gemadept - doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics cảng biển.
Trước đó, các ông lớn các nước đã chia nhau thị trường chuyển phát nhanh - logistics Việt Nam như DHL, J&T Express hay Kerry Express...
Là doanh nghiệp chuyển phát nhanh dựa trên nền tảng công nghệ và Internet, J&T Express đã xây dựng mạng lưới hơn 700 bưu cục trải dài khắp Việt Nam chỉ trong vòng một năm gia nhập. Trước khi tới Việt Nam, J&T Express phủ mạng lưới đến 7 thị trường khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, mua bán trực tuyến tại Việt Nam đang bùng nổ nên các ông lớn này đã kết hợp với các sàn giao dịch thương mại điện tử lớn như: Sendo, Tiki, Shopee, Lazada…
Năm 2020, sau tình hình dịch bệnh căng thăng và kéo dài, các chuyên gia nhận định lĩnh vực vận tải hàng hóa sẽ tiếp tục phát triển bởi tốc độ cũng như nhu cầu mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Theo thống kê của CBRE Việt Nam, hiện nay, tại thị trường Việt Nam, trong số những tên tuổi lớn ở lĩnh vực thương mại điện tử, Tiki phát triển với tốc độ nhanh nhất và đạt kỷ lục 4.000 đơn hàng/phút, SpeedL và Saigon Co.op có sự gia tăng theo cấp số nhân trong kênh bán hàng trực tuyến.
Trong khi đó, Grab đã kích hoạt một nền tảng mới “GrabMart” để phục vụ nhu cầu mua sắm thực phẩm tại nhà của khách hàng. Chính điều này đã khiến hoạt động vận chuyển hàng hóa ngày càng trở nên phát triển mạnh.
Vì thế để cạnh tranh và tồn tại trong bối cảnh các công ty vận chuyển mọc lên nhanh chóng như hiện nay, nhiều công ty đã tiến hành giảm mức giá vận chuyển và thậm chí là freeship (miễn phí giao hàng) nhằm thu hút người tiêu dùng.
Nguyễn Ngọc
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường