Ngành hàng cá tra Việt Nam: Kỳ vọng đạt kim ngạch xuất khẩu 1,82-2 tỷ USD trong năm 2018
Ngày 9/4, tại khách sạn Sao Mai, Hiệp hội cá tra Việt Nam (VINAPA) đã tổ chức Hội nghị họp mặt hội viên năm 2018 để cùng nhau đồng tâm “hiến kế” phát triển bền vững, ổn định thị trường xuất khẩu cá tra trong năm mới.
Theo ông Dương Nghĩa Quốc – Chủ tịch VINAPA, trong năm 2017 Việt Nam có khoảng 200 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra trên 138 thị trường với kim ngạch đạt giá trị gần 1,8 tỷ USD, tăng trên 4% so với năm 2016.
“Thị trường xuất khẩu cá tra đã có sự thay đổi về cơ cấu tỉ trọng; trong đó, Trung Quốc và HongKong chiếm 23% đã vươn lên rất nhanh và đứng đầu, kế đến là thị trường Mỹ giảm chỉ còn 19,3% và EU là 11,4%; thị trường Brazil, Mexico, Asean, Ảrập Xêut có xu hướng tăng so với cùng kỳ 2016”, ông Quốc cho biết.
Theo Chủ tịch VINAPA, mới đây, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố mức thuế cao áp cho cá tra (POR13) và thực thi đầy đủ quy định của Farm Bill từ ngày 01/9/2017, do đó, đòi hỏi ngành cá tra Việt Nam phải xem lại mình và thay đổi để phát triển kịp theo nhu cầu đòi hỏi của thế giới. Mặc dù vậy, những rào cản đó dự báo chưa đủ sức ảnh hưởng đến cánh cửa xuất khẩu cá tra vào Mỹ vì kinh nghiệm thị trường và chọn phân khúc xuất khẩu…
Năm 2018 được đánh giá là năm có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2016-2020) của ngành Thủy sản. VINAPA dự kiến phát triển diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm từ 5.000 – 5.500 ha, sản lượng trên 1,3 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 1,82 -2 tỷ USD; góp phần hoàn thành kế hoạch đề ra của toàn ngành, doanh thu đạt 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 600 tỷ đồng.
Tại hội nghị, các đại biểu thuộc cơ quan quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và người nuôi cá lo ngại hiện nay là chất lượng con giống, bao tiêu sản phẩm, quy hoạch vùng nuôi, đặc biệt là thị trường xuất khẩu… Nhìn chung, cá tra Việt Nam đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, tuy nhiên ngành cá tra có bước biến động theo thị trường thế giới và quy luật cung cầu.
Theo ông Lê Thanh Thuấn - Chủ tịch Tập đoàn Sao Mai, trong hơn 10 năm qua, I.D.I đã thể hiện tầm nhìn sáng suốt khi làm chủ được vùng nguyên liệu cá thương phẩm và hình thành chuỗi vệ tinh cung cấp nguồn cá giống chất lượng cao. Vì vậy, I.D.I có thể hoàn toàn điều tiết và tạo sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ Âu sang Á, tăng giá trị kim ngạch và sản lượng cho ngành hàng cá tra Việt Nam. Theo ông, để góp phần hoàn thành kế hoạch đề ra của toàn ngành, I.D.I dự kiến sẽ thiết lập mốc doanh thu xuất khẩu 6.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế khoảng 600 tỷ đồng.
Cùng ngày, Tập đoàn Sao Mai tổ chức khánh thành khách sạn Sao Mai 4 sao, tọa lạc số 178 Nguyễn Huệ, phường 2, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Khách sạn Sao Mai 4 sao với quy mô 62 phòng thiết kế theo kiến trúc Châu Âu; khách sạn có Trung tâm hội nghị quốc tế hiện đại có sức chứa 1000 khách với tổng số vốn đầu tư tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng.
Thành Thật – Đình Thương
-
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Những con số ấn tượng về hành trình VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng
-
Eximbank ra mắt dịch vụ thanh toán Garmin Pay qua thẻ Eximbank Mastercard: Bước đột phá cho lối sống năng động
-
Eversolar hợp tác kinh doanh trạm sạc nhượng quyền V-Green
-
Vinfast hợp tác FGF hỗ trợ khách hàng thu cũ xe xăng, đổi mới ô tô điện
-
Kỳ tích phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân 60 tuổi liệt tứ chi, từng sống nhờ máy thở