Ngân hàng SCB sẽ xử lý 4.300 tỷ đồng nợ xấu trong năm 2018
Bước sang năm 2018, HĐQT của SCB đặt quyết tâm thực hiện xử lý nợ xấu triệt để, cũng như chuyển đổi cơ cấu tài chính với trọng tâm là chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng tăng thu ngoài lãi. SCB kỳ vọng thu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ vay đã bán cho VAMC là 4.300 tỷ đồng.
Ngày 28-3, Ngân hàng Sài Gòn (SCB) - ngân hàng sáp nhập đầu tiên của Việt Nam - đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2017. Đại hội đã thông qua tất cả các vấn đề HĐQT trình cùng bầu bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thanh Hải vào HĐQT thay thế bà Nguyễn Thị Phương Loan từ nhiệm vì lý do sức khỏe.
Tại ĐHĐCĐ, ông Võ Tấn Hoàng Văn, Tổng Giám đốc cho biết, chiến lược trong năm 2018 của ngân hàng là chuyển đổi cơ cấu tài chính với trọng tâm chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng tăng thu ngoài lãi, ước tính thu nhập thuần từ dịch vụ của riêng SCB đạt 650 tỷ đồng năm nay. Đồng thời, ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng nền tảng khách hàng cá nhân, mục tiêu đến năm 2020 đạt 2 triệu khách hàng cá nhân, trong đó năm 2018 là bước đệm để phát triển khách hàng với tăng trưởng 300.000 khách. SCB cũng sẽ gia tăng khai thác và bán chéo sản phẩm đến khách hàng, nâng số lượng sản phẩm dịch vụ mỗi khách hàng cá nhân sử dụng lên 3 sản phẩm. Ước tính thu nhập dịch vụ cơ bản hàng năm mỗi khách hàng mang lại cho SCB đạt 400.000 đồng. Theo đó, ngân hàng đề ra mục tiêu tổng tài sản tăng trưởng gần 10% so với năm 2017 lên 487 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng tín dụng đạt 17,8%, huy động thị trường tăng 18,4%. Chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đặt ra là 224 tỷ đồng, tăng trưởng 37%.
Bước sang năm 2018, HĐQT của SCB đặt quyết tâm thực hiện xử lý nợ xấu triệt để, cũng như chuyển đổi cơ cấu tài chính với trọng tâm là chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng tăng thu ngoài lãi. SCB kỳ vọng thu nợ quá hạn, nợ xấu và nợ vay đã bán cho VAMC là 4.300 tỷ đồng.
Ông Văn cho biết, ngân hàng sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 1.705 tỷ đồng theo lộ trình đã trình NHNN, dự kiến quý II thực hiện sau khi được chấp thuận. Bên cạnh đó, SCB cũng dự kiến tăng vốn từ quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại khoảng 600 tỷ đồng, tức phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.
Ông Văn cho biết thêm do ngân hàng đang trong giai đoạn tái cơ cấu 2015-2019 nên việc chia cổ tức không được phê duyệt, do vậy ngân hàng dùng vốn dự trữ và lợi nhuận chưa phân phối để tăng vốn. Như vậy, tổng mức vốn điều lệ của SCB năm 2018 dự kiến tăng thêm 2.305 tỷ đồng lên 16.599,8 tỷ đồng.
Lãnh đạo SCB cũng cho biết, SCB sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 1.705 tỷ đồng theo lộ trình đã trình NHNN. Dự kiến thực hiện vào quý II/2018, sau khi được NHNN chấp thuận. Bên cạnh đó, SCB cũng dự kiến tăng vốn từ quỹ dự trữ và lợi nhuận giữ lại khoảng 600 tỷ đồng, tức phát hành 60 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu.
Trả lời các câu hỏi của cổ đông liên quan đến cổ tức, ông Võ Tấn Hoàng Văn cho biết, mỗi năm SCB đều có kế hoạch và phải được NHNN chấp thuận. Đến cuối 2017, SCB có dư lợi nhuận trên 600 tỷ đồng và xin cổ đông cho phép dùng tiền này để tăng vốn. Do đó, năm 2018, cổ đông sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn này. Tính đến cuối 2017, tổng dự phòng rủi ro của ngân hàng gần 6.500 tỷ đồng, bằng 50% vốn điều lệ của SCB. Điều thuận lợi là khi xử lý nợ xấu xong thì nguồn dự phòng này sẽ trả lại cho SCB. Cổ đông SCB chịu đựng thêm chút thời gian nữa để xử lý hết nợ xấu.
Tính đến 31-12-2017, tổng giá trị tài sản hợp nhất của SCB đạt 444 ngàn tỷ đồng, tăng 82,3 ngàn tỷ đồng so với năm trước, tốc độ tăng đạt 22,8%. Tổng huy động vốn đạt 417,7 ngàn tỷ đồng; dư nợ cho vay 266,5 tỷ, tăng trưởng tín dụng đạt 19,95%. Nợ quá hạn của SCB tính đến cuối năm qua chiếm 0,63% tổng dư nợ và nợ xấu chiếm 0,45%.
Về kết quả kinh doanh, năm qua ngân hàng đạt 164 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 20,6%.
Năm qua ngân hàng đã đầu tư thêm 88 tỷ đồng nâng sở hữu Tổng CTCP Bảo hiểm Bảo Long từ 80,57% lên 81,1%. Hiện, SCB có 2 công ty con là Công ty TNHH 1 Thành viên Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Sài Gòn (AMC) và Bảo Long với tổng vốn góp 1.086 tỷ đồng.
Nhung Nguyễn
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường