Khai thác thủy sản kiểu tận diệt: Nhức nhối thực trạng, khó khăn về giải pháp
Tình trạng ngư dân khai thác thủy sản vi phạm các quy định của pháp luật đã diễn ra từ lâu ở các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản. Tại khu vực Bắc Trung bộ, gần đây lại “nóng” lên với sự việc cá chết hàng loạt ở biển Quảng Trị do nổ mìn. Làm gì để ngăn chặn tình trạng này đang là vấn đề nan giải.
Kỳ 1: “Thủy tặc” có ở khắp nơi
“Đánh bắt kiểu gì mà con cá nhỏ tí, mới sinh ra cũng bị bắt, thế thì còn giống nòi đâu mà sinh sản. Tôi lo phá Tam Giang này mai đây chắc sẽ không còn gì” - anh Phương bức xúc. Khu vực mà các đối tượng đánh bắt cá theo kiểu tận diệt nhiều nhất là ở các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), xã Điền Hải (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế).
Cá chết hàng loạt do bộc phá
Thời gian gần đây, tại vùng biển Quảng Trị xuất hiện tình trạng nhiều tàu cá ngoại tỉnh sử dụng nghề cấm để khai thác thủy sản. Đặc biệt, việc đánh bắt bằng tàu giã cào khiến nguồn lợi thủy sản đứng trước nguy cơ bị tận diệt, bên cạnh đó, một số tàu còn sử dụng thuốc nổ để đánh bắt.
Cuối tháng 3.2018, tại vùng biển của huyện Triệu Phong và Gio Linh (Quảng Trị) xuất hiện tình trạng cá chết, dạt vào bờ. Cơ quan chức năng đưa ra 2 nguyên nhân, trong đó có đề cập đến một số tàu cá ngoại tỉnh hành nghề lưới chụp gần bờ, sử dụng bộc phá để khai thác thủy sản, khâu thu lưới, vớt cá chưa hết nên số cá chết dạt vào. Ngư dân Lê Văn Lợi (SN 1975, trú tại thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) là người phát hiện cá chết trên vùng biển xã Triệu An. Anh Lợi kể, vào 8h ngày 30.3, xuất hiện nhiều cá lẹp, cá mòi nổi lờ đờ hoặc đã chết trong phạm vi vài kilomet. “Chúng tôi nghi ngờ các tàu đánh cá ngoại tỉnh ở cách đó không xa sử dụng bộc phá (thuốc nổ) để đánh bắt cá” - anh Lợi nói.
Theo ngư dân Lợi, các tàu đánh cá ngoại tỉnh chỉ xuất hiện ở vùng biển này thời gian gần đây, họ dùng máy dò phát hiện có cá thì dùng bộc phá nổ, rồi xúc số cá bị sức ép của thuốc nổ đang lờ đờ. Cơ sở để ngư dân này nghi ngờ việc cá chết do sử dụng thuốc nổ, là vì mấy ngày gần đây, các ngư dân phát hiện có tiếng nổ ở trên biển: “Mỗi lần có tiếng nổ, là đáy thuyền nan bị chấn động rõ rệt, nghe cái bụp” - ngư dân Lợi giải thích.
Ngoài việc khai thác thủy sản bằng thuốc nổ, vùng biển Quảng Trị còn xuất hiện các tàu khai thác thủy sản gần bờ bằng lưới kéo (còn gọi là giã cào). Phương thức hoạt động của tàu giã cào là 2 tàu công suất lớn trên 90 CV chạy song song và kéo theo 1 tấm lưới, phía đáy của lưới được gắn 1 dây sắt nặng để có thể cào sâu đến tận đáy biển. Mắt lưới giã cào nhỏ nên bất cứ thứ gì trên đường đi như tôm, cá, ốc, ghẹ đều bị đánh bắt đến cạn kiệt. Không chỉ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, vì đánh bắt gần bờ nên tàu giã cào đã cuốn lưới của nhiều ngư dân. Đơn cử, chỉ trong 1 tháng của năm 2017, tại thôn 6 của xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) có trên 30 hộ bị mất lưới, 1 hộ bị kéo chìm thuyền vì tàu giã cào.
To, nhỏ đều bắt hết
Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế đều xảy ra hiện tượng ngư dân khai thác thủy sản kiểu tận diệt. Ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chi cục Thủy sản Nghệ An - cho biết: Tại Diễn Ngọc, Diễn Bích (Diễn Châu) có hiện tượng ngư dân sử dụng tàu giã cào khai thác gần bờ. Một số tàu xa bờ của ngư dân xã Nghi Thủy (TX.Cửa Lò) cũng có lúc vào gần bờ để khai thác. Một số ngư dân sử dụng kích điện để khai thác tôm biển tại vùng biển thuộc xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu), Diễn Ngọc (Diễn Châu), Nghi Thiết, Nghi Hải, Phúc Thọ (thuộc Nghi Lộc) làm những con khác bị luồng điện đi qua không sinh đẻ, không lớn lên được. Một số ngư dân tại Quỳnh Dị (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu), Nghi Quang (Nghi Lộc) sử dụng lưới bát quái để khai thác thủy sản. Đây là loại lưới có nguồn gốc từ Trung Quốc, tôm cá chui vào không ra được, to nhỏ đều bị bắt hết.
Tại Thừa Thiên - Huế, tình trạng khai thác trái phép làm thủy sản trên phá Tam Giang có nguy cơ cạn kiệt. Với 1 hệ đầm phá rộng lớn đi qua nhiều huyện, thị xã của tỉnh với diện tích hơn 22.000 ha, khu vực này có nguồn lợi thủy sản dồi dào, có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây có trên 15.000 người sinh sống trực tiếp bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Anh Trương Viết Phương- sống bằng nghề chài rớ trên đầm phá gần cửa biển Thuận An - cho biết, trước đây, cá ở khu vực này rất nhiều. Vậy nhưng, trong những năm trở lại đây, lượng cá, cua có dấu hiệu cạn kiệt dần. “Đánh bắt kiểu gì mà con cá nhỏ tí, mới sinh ra cũng bị bắt thế thì còn giống nòi đâu mà sinh sản. Tôi lo phá Tam Giang này mai đây chắc sẽ không còn gì” - anh Phương bức xúc. Khu vực mà các đối tượng đánh bắt cá theo kiểu tận diệt nhiều nhất là ở các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), xã Điền Hải (huyện Phong Điền). Những “thủy tặc” này chủ yếu dùng xung điện đánh bắt cá trái phép. Công cụ đánh bắt thủy sản của những đối tượng này là xung điện lên đến 500V nên không có loài gì sống sót.
Ông Đặng Viết Nước - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng An, huyện Quảng Điền - cho biết, những người đánh bắt bằng xung điện dùng nguồn điện quá lớn khiến những con trìa dưới đất cũng không thể sống. “Những khu vực nuôi trồng của người dân nếu lơ là bảo vệ là bị các đối tượng này vào đánh bắt ngay. Chỉ cần 15 phút thôi thì cua, cá trong hồ bị đánh bắt hết. Chúng tôi có đội bảo vệ nhưng rất khó xử lý vì các đối tượng manh động” - ông Nước cho hay.
Tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đều có hiện tượng khai thác thủy sản bằng các hình thức trái phép, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản. “Người dân họ đang phá hoại nguồn lợi nuôi sống của chính mình, cơ quan chức năng rất khó phát hiện, xử lý” - ông Phạm Ngọc Đài - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay.
KHAI THÁC THỦY SẢN KIỂU TẬN DIỆT:Nhức nhối thực trạng, khó khăn về giải phápTình trạng ngư dân khai thác thủy sản vi phạm các quy định của pháp luật đã diễn ra từ lâu ở các địa phương trên cả nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản. Tại khu vực Bắc Trung bộ, gần đây lại “nóng” lên với sự việc cá chết hàng loạt ở biển Quảng Trị do nổ mìn. Làm gì để ngăn chặn tình trạng này đang là vấn đề nan giải.
“Đánh bắt kiểu gì mà con cá nhỏ tí, mới sinh ra cũng bị bắt, thế thì còn giống nòi đâu mà sinh sản. Tôi lo phá Tam Giang này mai đây chắc sẽ không còn gì” - anh Phương bức xúc. Khu vực mà các đối tượng đánh bắt cá theo kiểu tận diệt nhiều nhất là ở các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), xã Điền Hải (huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế).Cá chết hàng loạt do bộc phá
Thời gian gần đây, tại vùng biển Quảng Trị xuất hiện tình trạng nhiều tàu cá ngoại tỉnh sử dụng nghề cấm để khai thác thủy sản. Đặc biệt, việc đánh bắt bằng tàu giã cào khiến nguồn lợi thủy sản đứng trước nguy cơ bị tận diệt, bên cạnh đó, một số tàu còn sử dụng thuốc nổ để đánh bắt.
Cuối tháng 3.2018, tại vùng biển của huyện Triệu Phong và Gio Linh (Quảng Trị) xuất hiện tình trạng cá chết, dạt vào bờ. Cơ quan chức năng đưa ra 2 nguyên nhân, trong đó có đề cập đến một số tàu cá ngoại tỉnh hành nghề lưới chụp gần bờ, sử dụng bộc phá để khai thác thủy sản, khâu thu lưới, vớt cá chưa hết nên số cá chết dạt vào. Ngư dân Lê Văn Lợi (SN 1975, trú tại thôn Hà Tây, xã Triệu An, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) là người phát hiện cá chết trên vùng biển xã Triệu An. Anh Lợi kể, vào 8h ngày 30.3, xuất hiện nhiều cá lẹp, cá mòi nổi lờ đờ hoặc đã chết trong phạm vi vài kilomet. “Chúng tôi nghi ngờ các tàu đánh cá ngoại tỉnh ở cách đó không xa sử dụng bộc phá (thuốc nổ) để đánh bắt cá” - anh Lợi nói.
Theo ngư dân Lợi, các tàu đánh cá ngoại tỉnh chỉ xuất hiện ở vùng biển này thời gian gần đây, họ dùng máy dò phát hiện có cá thì dùng bộc phá nổ, rồi xúc số cá bị sức ép của thuốc nổ đang lờ đờ. Cơ sở để ngư dân này nghi ngờ việc cá chết do sử dụng thuốc nổ, là vì mấy ngày gần đây, các ngư dân phát hiện có tiếng nổ ở trên biển: “Mỗi lần có tiếng nổ, là đáy thuyền nan bị chấn động rõ rệt, nghe cái bụp” - ngư dân Lợi giải thích.
Ngoài việc khai thác thủy sản bằng thuốc nổ, vùng biển Quảng Trị còn xuất hiện các tàu khai thác thủy sản gần bờ bằng lưới kéo (còn gọi là giã cào). Phương thức hoạt động của tàu giã cào là 2 tàu công suất lớn trên 90 CV chạy song song và kéo theo 1 tấm lưới, phía đáy của lưới được gắn 1 dây sắt nặng để có thể cào sâu đến tận đáy biển. Mắt lưới giã cào nhỏ nên bất cứ thứ gì trên đường đi như tôm, cá, ốc, ghẹ đều bị đánh bắt đến cạn kiệt. Không chỉ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, vì đánh bắt gần bờ nên tàu giã cào đã cuốn lưới của nhiều ngư dân. Đơn cử, chỉ trong 1 tháng của năm 2017, tại thôn 6 của xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) có trên 30 hộ bị mất lưới, 1 hộ bị kéo chìm thuyền vì tàu giã cào.
To, nhỏ đều bắt hết
Tại Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế đều xảy ra hiện tượng ngư dân khai thác thủy sản kiểu tận diệt. Ông Trần Đăng Tuấn - Phó Chi cục Thủy sản Nghệ An - cho biết: Tại Diễn Ngọc, Diễn Bích (Diễn Châu) có hiện tượng ngư dân sử dụng tàu giã cào khai thác gần bờ. Một số tàu xa bờ của ngư dân xã Nghi Thủy (TX.Cửa Lò) cũng có lúc vào gần bờ để khai thác. Một số ngư dân sử dụng kích điện để khai thác tôm biển tại vùng biển thuộc xã Tiến Thủy (Quỳnh Lưu), Diễn Ngọc (Diễn Châu), Nghi Thiết, Nghi Hải, Phúc Thọ (thuộc Nghi Lộc) làm những con khác bị luồng điện đi qua không sinh đẻ, không lớn lên được. Một số ngư dân tại Quỳnh Dị (Quỳnh Lưu), Diễn Thành (Diễn Châu), Nghi Quang (Nghi Lộc) sử dụng lưới bát quái để khai thác thủy sản. Đây là loại lưới có nguồn gốc từ Trung Quốc, tôm cá chui vào không ra được, to nhỏ đều bị bắt hết.
Tại Thừa Thiên - Huế, tình trạng khai thác trái phép làm thủy sản trên phá Tam Giang có nguy cơ cạn kiệt. Với 1 hệ đầm phá rộng lớn đi qua nhiều huyện, thị xã của tỉnh với diện tích hơn 22.000 ha, khu vực này có nguồn lợi thủy sản dồi dào, có giá trị kinh tế lớn. Nơi đây có trên 15.000 người sinh sống trực tiếp bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Anh Trương Viết Phương- sống bằng nghề chài rớ trên đầm phá gần cửa biển Thuận An - cho biết, trước đây, cá ở khu vực này rất nhiều. Vậy nhưng, trong những năm trở lại đây, lượng cá, cua có dấu hiệu cạn kiệt dần. “Đánh bắt kiểu gì mà con cá nhỏ tí, mới sinh ra cũng bị bắt thế thì còn giống nòi đâu mà sinh sản. Tôi lo phá Tam Giang này mai đây chắc sẽ không còn gì” - anh Phương bức xúc. Khu vực mà các đối tượng đánh bắt cá theo kiểu tận diệt nhiều nhất là ở các xã Quảng An, Quảng Phước, Quảng Lợi (huyện Quảng Điền), xã Điền Hải (huyện Phong Điền). Những “thủy tặc” này chủ yếu dùng xung điện đánh bắt cá trái phép. Công cụ đánh bắt thủy sản của những đối tượng này là xung điện lên đến 500V nên không có loài gì sống sót.
Ông Đặng Viết Nước - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng An, huyện Quảng Điền - cho biết, những người đánh bắt bằng xung điện dùng nguồn điện quá lớn khiến những con trìa dưới đất cũng không thể sống. “Những khu vực nuôi trồng của người dân nếu lơ là bảo vệ là bị các đối tượng này vào đánh bắt ngay. Chỉ cần 15 phút thôi thì cua, cá trong hồ bị đánh bắt hết. Chúng tôi có đội bảo vệ nhưng rất khó xử lý vì các đối tượng manh động” - ông Nước cho hay.
Tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, đều có hiện tượng khai thác thủy sản bằng các hình thức trái phép, gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của nguồn lợi thủy sản. “Người dân họ đang phá hoại nguồn lợi nuôi sống của chính mình, cơ quan chức năng rất khó phát hiện, xử lý” - ông Phạm Ngọc Đài - Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh cho hay.
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội