Học phí, giá thuê nhà... đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tại TP.HCM tăng
Theo Cục Thống kê TP.HCM, nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng so với tháng trước là do học phí năm học mới điều chỉnh, giá nhà ở thuê và giá thực phẩm tăng.
Theo Cục Thống kê TP.HCM, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,72% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 10, có chín nhóm hàng chỉ số giá tăng.
Nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất 3,34% chủ yếu do việc điều chỉnh giá học phí năm học mới 2024-2025. Chỉ số giá nhóm giao thông tăng cao thứ hai với mức 1,07%, chủ yếu giá xăng tăng 1% do ảnh hưởng của bốn lần điều chỉnh giá, bảo dưỡng phương tiện đi lại tăng 0,95%...
Tiếp đến là chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,68%, trong đó giá nhà ở thuê tăng 1,02%, dịch vụ sửa chữa nhà tăng 1,43%...
Là nhóm hàng đóng vai trò quan trọng tính CPI, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,60%, đáng chú ý giá lương thực, thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình đều tăng. Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,58%, trong đó thiết bị văn hóa tăng 1,10%, du lịch trọn gói tăng 0,75%, giá khách sạn tăng 0,13%.
Trong tháng 10 có hai nhóm hàng hóa có chỉ số giá giảm, trong đó nhóm may mặc, mũ nón, giày dép giảm mạnh 0,33%. Nguyên nhân là các doanh nghiệp triển khai chương trình khuyến mãi, giải phóng hàng tồn kho, chuẩn bị hàng hóa mới cho dịp mua sắm cuối năm.
Theo Cục Thống kê TP.HCM, nguyên nhân đẩy chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 tăng so với tháng trước do học phí năm học mới điều chỉnh, giá nhà ở thuê và giá thực phẩm tăng.
Bình quân mười tháng năm 2024 CPI tăng 3,16%. Trong đó, 10/11 nhóm hàng có chỉ số giá tăng và nhóm giáo dục có chỉ số giá tăng cao nhất 8,06%, tiếp đến là nhóm thuốc, dịch vụ y tế tăng 7,85%.
Chỉ số giá vàng tháng 10 tăng 4,27% so với tháng trước và tăng 21,42% so với cùng kỳ, bình quân mười tháng năm 2024 chỉ số giá vàng tăng 19,55% so với cùng kỳ. Chỉ số USD tháng 10 tăng 0,39% so với tháng trước và tăng 1,64% so với cùng kỳ, bình quân mười tháng năm 2024 tăng 5,01% so với cùng kỳ.
- Vì sao người tiêu dùng quay lưng với chợ truyền thống?
- Thương mại bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng năm 2024 tăng 8,8% so với cùng kỳ
- Tháng đầu năm, cận Tết, tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng
- Thủ tướng yêu cầu tập trung các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng
-
Cảnh báo các trang facebook giả mạo “Liên đoàn Pickleball Việt Nam” để lừa đảo chiếm đoạt tài sản
-
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng 2% đến 30/6/2025
-
Trên 200.000 sản phẩm xâm phạm quyền nhãn hiệu Redbull bị thu giữ tại xưởng sản xuất ở Bắc Ninh
-
Lễ hội bánh mì TP HCM lần thứ 3 sẽ được tổ chức vào 21/3/2025
-
6 trường hợp được lựa chọn hưởng lương hưu hoặc hưởng BHXH một lần từ tháng 7/2025
-
Xe buýt kết nối Metro số 1 tại TPHCM 'khoác' màu áo riêng, giúp hành khách dễ nhận diện