Hàng loạt người dân Đà Lạt, du khách và vận động viên nhập viện sau khi ăn bánh mì
Hàng loạt người dân Đà Lạt, du khách và vận động viên điền kinh có các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như: đau đầu, nôn, ói, tiêu chảy... phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì.
Ngày 22-3, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng và Phòng Y tế TP Đà Lạt đang phối hợp với các cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân hàng loạt người dân, du khách và vận động viên điền kinh phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì.
Theo thông tin ban đầu, từ tối 18 tới ngày 21-3, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Đà Lạt và Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận tổng cộng 48 người nhập viện cấp cứu với các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm như nôn ói, tiêu chảy, đau đầu...
Một trong nhiều người nghi bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì
Theo ông Bùi Văn Độ, Chi Cục trưởng Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng, hầu hết 48 người phải nhập viện với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, nôn, sốt, đi ngoài... Tất cả những người này trước đó đều ăn bánh mì hiệu L.H, được mua tại các cơ sở trên đường Trần Phú, đường Phan Chu Trinh và gần khu vực chợ Đà Lạt.
Lực lượng chức năng TP Đà Lạt động viên, thăm hỏi những người vào cấp cứu Theo ông Độ, Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra các cơ sở kinh doanh bánh mì trên. "Chủ các cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc nguyên liệu sản xuất bánh mì, không có mẫu thực phẩm lưu theo quy định. Lực lượng chức năng đã tạm đình chỉ hoạt động của các địa điểm bán bánh mì để làm rõ nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm" - ông Độ nói.
L.H là chuỗi hệ thống chuyên bán các loại bánh lớn ở tỉnh Lâm Đồng, trong đó có bánh mì.
Đình Thi
-
Tạm giữ 35 tấn đường kính không hóa đơn chứng từ hợp pháp kèm theo
-
Đình chỉ lưu hành, thu hồi 3 loại mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng
-
Tạm giữ trên 25 tấn vải may mặc do Trung Quốc sản xuất
-
Tiền Giang: Xử phạt cơ sở kinh doanh thực phẩm giả tại huyện Gò Công Tây
-
Thu giữ hàng trăm áo phao không rõ nguồn gốc
-
Truy quét hàng giả cuối năm