Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính: Những bước chuyển lớn

Thứ bảy, 28/07/2018, 16:38 PM

Sáng ngày 28/7/2018, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội (01/8/2008-01/8/2018) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung HảI dự Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội (01/8/2008-01/8/2018) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung HảI dự Lễ kỷ niệm 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội (01/8/2008-01/8/2018) và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.

Phát biểu khai mạc tại Lễ kỷ niệm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cho biết, theo chính sử nước ta, năm 1010, Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Đại La, đổi tên kinh thành là Thăng Long, thể hiện mong muốn kinh thành của đất nước ta ngày càng mở rộng, phát triển như thế rồng bay. Trong Chiếu dời đô, Vua Lý Thái Tổ đã nêu “Thành Đại La ở nơi trung tâm trời đất, được cái thể rồng cuộn hổ ngồi, đã đúng ngôi Nam - Bắc - Đông - Tây, lại tiện hướng nhìn sông tựa núi… xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”. Kể từ đó, do có nhiều lợi thế về: địa chính trị, địa kinh tế và địa phòng thủ nên kinh thành Thăng Long đã được nhiều triều đại nối tiếp nhau xây dựng và phát triển.

Nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, nhưng cùng với sự phát triển đi lên của dân tộc Việt Nam, Thăng Long - Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và vị thế. Trong thời đại Hồ Chí Minh, sau lễ tuyên ngôn độc lập (2/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn và được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định TP Hà Nội là Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa nay là nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.  

Trong nhiều năm qua, trên con đường phát triển của mình, Thủ đô Hà Nội đã thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ to lớn của T.Ư Đảng, Quốc hội, Chính phủ; các Ban, Bộ ngành T.Ư, Nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Một trong những dấu ấn thể hiện sự chăm lo đặc biệt của T.Ư và cả nước cho sự phát triển Thủ đô trong thời kỳ đổi mới là ngày 28/1/2008, T.Ư đã có Kết luận số 19 và sau đó  ngày 29/5/2008, Quốc hội khóa 12 đã thông qua Nghị quyết số 15 “Về việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan”. Nghị quyết có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2008. Tính đến nay, Đảng bộ, chính quyền, quân và các tầng lớp nhân dân Thủ đô đã thực hiện Nghị quyết trên được tròn 10 năm.

Theo Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, đây là một thời điểm quan trọng không chỉ để cả hệ thống chính trị của TP cùng nhau nghiêm túc tổng kết toàn diện, sâu sắc những thành tựu to lớn mà nhờ sự nỗ lực, cống hiến không mệt mỏi của các thế hệ nhân dân Thủ đô đã đạt được trên mọi mặt, khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử to lớn của các quyết sách chiến lược nói trên của T.Ư mà còn là cơ hội đánh giá những hạn chế, tồn tại, các nguyên nhân, các bài học kinh nghiệm cần rút ra trên chặng đường 10 năm qua để từ đó tiếp tục mạnh mẽ hướng tới tương lai xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp - văn minh-hiện đại.

Ghi nhận những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội sau 10 năm hợp nhất, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội.

Ghi nhận những thành tích xuất sắc của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội sau 10 năm hợp nhất, đồng chí Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thành phố Hà Nội.

Giữ vai trò đầu tàu về kinh tế 

Phân tích của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, việc điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội là một dấu mốc và bước ngoặt đặc biệt quan trọng trên con đường xây dựng, phát triển Thủ đô. Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết, khi Quốc hội đưa vấn đề mở rộng địa giới hành chính Thủ đô ra thảo luận tại nghị trường cũng như trong suốt quá trình thảo luận có nhiều ý kiến băn khoăn. Thuận lợi, cơ hội - lúc đó chỉ là triển vọng, phải phấn đấu quyết liệt, bài bản mới có được; còn khó khăn chính là thực tế. Nếu tổ chức thực hiện kém, những mục tiêu đã đặt ra tại Nghị quyết sẽ khó đạt được. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện, Hà Nội đã thực hiện bài bản và thành công. Nếu không có chủ trương mở rộng địa giới Thủ đô, Hà Nội ngày nay sẽ không có không gian đủ tầm để phát triển. Đặc biệt, phải ghi nhận việc thực hiện chủ trương mở rộng địa giới hành chính một cách sáng tạo của TP Hà Nội đã góp phần tạo nên những kết quả rõ nét trong 10 năm vừa qua. Hà Nội đã “cân đong, đo đếm, tiên lượng” thực hiện Nghị quyết 15 một cách thận trọng, bài bản để có được kết quả hôm nay. 

Sau 10 năm, Hà Nội vẫn phải đối mặt với không ít thách thức khi dân số tăng nhanh, hạ tầng kỹ thuật còn sự chênh lệch giữa các vùng miền..., nhưng những nỗ lực của TP Hà Nội trong việc kéo gần khoảng cách đã có những kết quả tốt. 

Trong 10 năm qua, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thủ đô tăng bình quân 7,41%/năm. Quy mô (GRDP) năm 2017 (theo giá cố định 2010) đạt 519.568 tỷ đồng, gấp gần 2 lần so năm 2008. Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 86 triệu đồng (3.910 USD/người), gấp 2,3 lần so với năm 2008 (1.697 USD). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện từng bước, gắn với niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Thu - chi ngân sách của TP đảm bảo cân đối, tăng hơn 3 lần trong 10 năm và có sự ưu tiên rõ ràng tập trung cho đầu tư phát triển. 

Việc huy động vốn đầu tư trên địa bàn cũng được đẩy mạnh, giai đoạn 2008-2017, tổng đầu tư xã hội đạt 2,03 triệu tỷ đồng. Năm 2017, vốn đầu tư xã hội đạt 308.219 tỷ đồng, gấp 2,85 lần so với năm 2008, tăng trung bình hàng năm 15,21%. Hà Nội được xếp trong tốp 10 thành phố năng động nhất thế giới và ngày càng khẳng định vị thế trong Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và cả nước. Hiện nay, dù diện tích Hà Nội chỉ bằng 21,2% so với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và bằng 1% cả nước; dân số Hà Nội chỉ bằng 41,7% so với Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và bằng 8,1% dân số cả nước, nhưng Hà Nội đóng góp 51,1% GRDP của Vùng và 16,46% GRDP của cả nước; 54,1% thu ngân sách của Vùng và 19,05% thu ngân sách cả nước...

a8

Như Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đã chỉ rõ, Hà Nội đang không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi để DN, nhà đầu tư đến đầu tư và gắn bó với Thủ đô, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của TP. “Hà Nội đang hướng đến phát triển thành “thành phố thông minh” với việc cải thiện hạ tầng; ứng dụng khoa học - công nghệ vào hệ thống chính quyền điện tử trong quản lý; bảo vệ và cải thiện môi trường; phát triển các dịch vụ công và phúc lợi xã hội… 

Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước xây dựng và triển khai thành công cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công tại đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước. Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 được triển khai tại 584/584 xã, phường, thị trấn, đến nay đã đưa vào hoạt động 538/1.883 dịch vụ công trực tuyến, đạt trên 28,6%...

Bước thay đổi lớn về diện mạo cả đô thị và nông thôn 

Từ thực tế, mỗi người đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Sự phát triển mang tính bứt phá, xoá nhoà dần đi những hình ảnh khó khăn của những vùng nông thôn, miền núi ở ngày đầu hợp nhất như không ít vùng nông thôn có tình trạng không điện, điện yếu, không đường ô tô, phòng học, trạm y tế tạm bợ, dột nát... Hà Nội đã giải nhiều bài toán khó về sự mất cân đối, quá tải trên nhiều lĩnh vực trọng điểm, tồn tại từ trước khi mở rộng địa giới hành chính. 

Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội gắn với thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã có bước thay đổi lớn về diện mạo đô thị, nông thôn. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành: Văn Quán, Mỹ Đình, Mỗ Lao, An Khánh về phía Tây; Việt Hưng, VinHome RiverSide về phía Đông; Linh Đàm, Garmuda về phía Nam; Ciputra ở phía Bắc;… cùng với các khu đô thị mới trong vành đai 3 như RoyalCity, TimesCity, Trung hòa Nhân Chính,… đã tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 10 năm phát triển. TP đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển vùng đô thị mở rộng lên phía Bắc với một số dự án như công viên Kim Quy, Trung tâm hội chợ triển lãm Quốc gia; kêu gọi đầu tư phát triển Thành phố thông minh khu vực hai bên tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. 

Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín. TP đã có thêm 223 km đường xây mới, trong đó có những cao tốc hiện đại; 9 cầu vượt nhẹ trực thông tại các điểm giao thông phức tạp, xây dựng mới 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới, 68 hầm chui phục vụ dân sinh. Diện tích đất đô thị dành cho giao thông tăng trung bình hằng năm 0,28% (năm 2017 đạt 9,2%). Hệ thống giao thông công cộng được tăng cường hàng trăm tuyến mỗi năm.

Hà Nội đã sáng hơn, xanh hơn, sạch hơn. Nhiều chủ trương mới, chương trình mới triển khai đã nhận được sự đồng thuận của người dân, bước đầu mang lại hiệu quả đáng ghi nhận như cơ giới hóa hệ thống thu gom rác, cắt tỉa cây; trồng 1 triệu cây xanh; đang từng bước hiện thực hoá mục tiêu 100% người dân được dùng nước sạch sinh hoạt để tiến tới áp dụng tiêu chuẩn chất lượng nước “uống tại vòi”... 

Như Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng đã khẳng định: Từ các chương trình công tác của Thành ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2017, đã có 4 huyện (Đan Phượng, Đông Anh, Thanh Trì, Hoài Đức) và 294/386 xã (đạt 76,2%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Nhờ đó, khu vực nông thôn Hà Nội có bước chuyển mình và phát triển rõ nét, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn đã 43 triệu đồng/người/năm, tăng gấp hơn 3 lần so với năm 2008. 

Diện mạo nông thôn Thủ đô cũng thực sự được đổi mới, ngày càng văn minh, hiện đại và có nhiều khởi sắc. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trụ sở được bê tông hóa đạt 100%; đường trục thôn và liên thôn được bê tông hóa đạt 95%; tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư có nhà văn hóa đạt 80,5%. 100% số trạm y tế có bác sỹ và cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế…

Như nhiều ý kiến khẳng định, Hà Nội đã phát huy khá tốt những nguồn lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên những hệ lụy, những khó khăn, thử thách nảy sinh là khó tránh khỏi. Riêng về vấn đề mất cân đối trong phát triển đô thị, phát triển hạ tầng xã hội không theo kịp sự phát triển của nhà ở và dân cư, đòi hỏi TP phải tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, để có phương án giải quyết hiệu quả nhất. 

Kinh Đô

Theo Tài nguyên và môi trường