Giá trị ô tô nhập khẩu xuống ngưỡng 500 triệu, thách thức xe nội?
Trị giá trung bình ô tô nhập về nước tiếp tục được kéo giảm còn 496 triệu giúp những mẫu xe nhập khẩu gia tăng sức cạnh tranh với xe nội địa.
Giá trị ô tô nhập khẩu giảm sâu
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 3/2019 cả nước đã nhập khẩu 5.790 xe ô tô nguyên chiếc các loại trong đó có 3.880 ô tô con dưới 9 chỗ. Lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc kể trên tiếp tục gần 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018 (2.412 xe). Kim ngạch nhập khẩu ô tô từ đầu năm cũng tiếp tục tăng mạnh khi cả nước đã chi gần 700 triệu USD chỉ trong hơn 3 tháng đầu năm 2019. Đây là con số kỷ lục về nhập khẩu ô tô trong những năm trở lại đây.
Đáng chú ý, trị giá trung bình của các mẫu ô tô nhập khẩu tiếp tục giảm mạnh. Trong hơn 3 tháng đầu năm 2019 đã có 31.555 xe ô tô các loại với kim nghạch hơn 691 triệu USD trị giá trung bình mỗi xe ô tô vào khoảng 21.600 USD (496 triệu đồng). Con số kể trên thấp hơn rất nhiều so với con số trung bình 30.500 USD (705 triệu đồng) của cùng thời điểm này năm 2018.
Đối với các dòng xe con dưới 9 chỗ trị giá trung bình xe cũng giảm nhẹ. Kể từ đầu năm 2019 đã có 22.104 xe ô tô con được nhập về với kim ngạch đạt hơn 443 triệu USD. Như vậy trung bình mỗi xe ô tô con nhâp khẩu về có trị giá hơn 20.000 USD (khoảng 460 triệu đồng). Con số kể trên giảm mạnh so với năm 2018 khi thời điểm này năm ngoái chỉ có 2.357 xe với kim nghạch 51 triệu USD. Tính trung bình trị giá xe nhập về đầu năm 2018 là 21.700 USD (499 triệu đồng).
Như vậy, so với cùng kỳ, trị giá trung bình ô tô con được nhập về đã giảm mạnh tới gần 40 triệu đồng. Đây cũng là thông tin đáng mừng đối với người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa thấy bất kỳ động thái điều chỉnh giá bán lẻ nào của các mẫu xe nhập khẩu ăn khách như Honda CR-V, Ford Ranger hay Toyota Fortuner...
Ô tô nhập khẩu gia tăng sức ép với xe lắp ráp
Trong báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô trong nước tiếp tục sụt giảm mạnh tháng thứ 2 liên tiếp. Sản lượng tiêu thụ xe toàn thị trường (không bao gồm Hyundai Thành Công) chỉ đạt 13.143 chiếc, giảm 61% so với tháng 1/2019 và chỉ tăng nhẹ 6% so với cùng kỳ năm 2018.
Điều đáng lưu ý nhất trong báo cáo tháng này là việc doanh số các mẫu xe nhập khẩu (CBU) đã bám sát xe lắp ráp trong nước (CKD). Trong nhiều năm nay chưa bao giờ các mẫu xe CBU có khoảng cách tốt như vậy với xe CKD. Mức chênh lệch về doanh số trong tháng 2/2019 chỉ là khoảng hơn 2.000 chiếc. Nhiều chuyên gia trong ngành đánh giá, nếu nguồn cung tốt hơn nữa xe nhập khẩu có thể cân bằng doanh số xe lắp ráp trong những tháng tới.
Trước đó vào tháng 1/2019, xe CBU cũng đã dần rút ngắn khoảng cách kể trên khi bán ra tới 14.685 chiếc, chỉ kém khoảng 4.000 chiếc so với xe CKD (18.799 chiếc). Nếu nhìn xa hơn, khoảng cách này ở thời điểm năm ngoái là hơn 24.000 chiếc, một con số quá chênh lệch ở thời điểm đó.
Những tín hiệu thị trường cũng như chiến lược gần đây của các hãng xe tiếp tục cho thấy sự vươn lên mạnh mẽ của các mẫu xe nhập khẩu. Nhiều sản phẩn chiến lược và ăn khách sẽ tiếp tục được đầu tư cũng như chuyển đổi chiến lược. Mới đây, mẫu sedan được xem là biểu tượng của Toyota tại thị trường Việt Nam là Camry sẽ được chuyển đổi từ CKD sang CBU. Mẫu sedan này theo đồn đoán sẽ được nhập khẩu từ Thái Lan và sẽ tận dụng được lợi thế về thuế phần nào tiếp tục gây thêm nhiều khó khăn cho các đối thủ trong phân khúc. Trước Camry thì các mẫu xe như Honda CR-V, Toyota Fortuner đã cho thấy sự thành công vượt bậc nhờ bước đi chiến lược này.
Hoàng Cường
-
Nghịch lý giá ô tô nhập khẩu
-
Thị trường ô tô tăng trưởng mạnh
-
Chiếc ô tô huyền thoại của Toyota chỉ có giá hơn 700 triệu đồng, người Việt thèm muốn
-
Những mẫu xe mạnh nhất phân khúc SUV hạng C: Góp mặt toàn tên tuổi gạo cội, xe 'made in Việt Nam' vượt trội
-
ADB nhận định: Ngành công nghiệp sáng tạo số sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương
-
Nhà mạng có tốc độ internet di động nhanh nhất Việt Nam