Đưa sản phẩm VietGAP gần hơn với người tiêu dùng
Sự vào cuộc tích cực của các nhà phân phối đã giúp các loại rau củ quả được chứng nhận VietGAP đến được tay người tiêu dùng với giá cả phải chăng, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn.
Sản phẩm sạch tới tay người tiêu dùng
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là “Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam”, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng. Đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất, giúp người tiêu dùng yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm.
Hiện nay các sản phẩm nông sản VietGAP đã có mặt ở hầu hết các siêu thị nhỏ lẻ, nhất là trong các chuỗi siêu thị như Co.op mart, Satra Food… Đã có hơn 246 điểm bán hàng theo tiêu chuẩn VietGAP.
Theo các doanh nghiệp bình ổn thị trường, khả năng tăng nguồn cung hàng hóa VietGAP là rất khả quan vì nguồn đất để sản xuất còn rất lớn. Đây sẽ là điều kiện để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, phát triển sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP…
Chị Trần Thị Nhã Anh (quận 1) cho biết: “Bản thân là một người tiêu dùng nên tất nhiên khi mua hàng tôi sẽ lựa chọn các sản phẩm có chất lượng, đặc biệt là đối với nông sản vì các sản phẩm nông sản dễ sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, không an toàn cho sức khỏe. Vì vậy khi có các sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thì chị rất an tâm khi lựa chọn”.
Đầu ra còn hạn chế
Mặc dù năng lực sản xuất nông sản VietGAP tại TP.HCM cũng như một số địa phương khu vực phía Nam không thiếu cả về nguồn nhân lực, đất đai, vốn. Tuy nhiên, đầu ra cho các sản phẩm VietGAP lại gặp khó khăn, nguyên nhân là do thiếu sự kết nối giữa khâu sản xuất và khâu tiêu thụ.
Nguyên nhân thứ 1 có thể kể đến chính là về giá cả, các sản phẩm VietGAP mặc dù đảm bảo được an toàn vì trải qua nhiều khâu sản xuất hơn, do vậy giá thành có phần cao hơn các loại nông sản sản xuất thủ công khác, mà người tiêu dùng lại có thói quen lựa chọn các sản phẩm có giá rẻ hơn nên các sản phẩm VietGAP có phần khó tiêu thụ hơn.
Nguyên nhân thứ 2 có thể kể đến chính là các sản phẩm VietGAP của nông dân lại khó có thể vào được các siêu thị để tiêu thụ, mặt khác người tiêu dùng khó có thể phân biệt được đâu là rau an toàn, đâu không an toàn làm cho sức mua sẽ giảm đáng kể.
Chị An Vy (quận 5) cho biết: “Bây giờ kêu tôi phân biệt đâu là rau an toàn, rau không an toàn thật sự mà nói là không thể nào phân biệt được, nên cứ thấy ở đâu có là mua đại, cũng không suy nghĩ nhiều”.
Để thành công và tăng sức tiêu thụ cho các sản phẩm VietGAP thì bên cạnh sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, các siêu thị thì cần có thêm sự giúp đỡ triển khai chỉ đạo quyết liệt của các cấp, sở ngành. Bên cạnh đó, còn có sự giúp đỡ của toàn xã hội, trong khâu tuyên truyền, vận động để từng bước thay đổi ý thức tiêu dùng của người mua hàng. Chính ý thức mua sắm của người tiêu dùng sẽ mang tính quyết định đến sự sống còn, sự thành công của mô hình sản xuất và phân phối sản phẩm an toàn VietGAP, giúp mọi người tiếp cận gần hơn với các sản phẩm an toàn, bảo vệ sức khỏe.
Liên Nguyễn
-
Quy định về thông báo thực hiện hoạt động khuyến mại từ ngày 01/12/2024
-
Thông tư của Bộ Y tế quy định về sản phẩm sữa, thực phẩm chức năng cho trẻ dưới 6 tuổi phải kê khai giá
-
Bộ TT&TT đẩy mạnh định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trên không gian mạng
-
Xử phạt Công ty Cổ phần ShopeePay 25 triệu đồng
-
Vì sao ngành chăm sóc sắc đẹp thu hút học sinh?
-
Giá vàng hôm nay, 12-11: Tiếp tục “bốc hơi” dữ dội