Doanh nghiệp Việt từ “thua trận” đến tự giết chết thương hiệu
Hội nhập kinh tế thế giới, thương trường Việt chào đón những ông lớn quốc tế tham gia cuộc chơi tìm kiếm lợi nhuận, tăng cường sức cạnh tranh và giúp người tiêu dùng có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, trước sức mạnh và áp lực từ doanh nghiệp nước ngoài, nhiều thương hiệu Việt dần “thua trận” tự giết chết thương hiệu của mình...
Vận tải
Trên lĩnh vực vận tải, Mai Linh và Vinasun được xem là hai ông lớn. Tại TP.HCM, trong nhiều năm qua, hai ông lớn này chia sẻ thị trường và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi Grab và Uber bước vào Việt Nam đã khiến cho hai ông lớn này không ít lao đao. Với việc ứng dụng công nghệ mới và chất lượng phục vụ tốt hơn, đã giúp Grab và Uber nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường vận tải. Trước sức mạnh của Grab và Uber, trong nửa năm 2017, Mai Linh đã công bố cắt giảm gần 6.000 nhân viên. Trong đó tính đến hết quý 2, tổng số nhân viên của Mai Linh chỉ còn 24.000 người. Còn Vinasun thì thừa nhận, trong quý 1, có 4.239 lao động phải nghỉ việc và 300 đầu xe nằm bãi mà nguyên nhân chính là chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh mô hình công nghệ của Uber và Grab.
Trước tình hình đó, cả Mai Linh và Vinasun đành phải chấp nhận thay đổi, đầu tư hơn vào các ứng dụng công nghệ tiên tiến. Nhưng tình thế vẫn không thay đổi là bao, các đối thủ ngoại vẫn chiếm ưu thế về thị phần. Thậm chí, sau khi Uber bất ngờ “bán mình” cho Grab, cơ hội đảo ngược tình thế của Mai Linh và Vinasun cũng không khả thi…! Cho đến nay, cả Mai Linh và Vinasun gần như đành chấp nhận “thua trận” ngay trên sân nhà. Hai hãng taxi lớn của Việt Nam còn phải sống “ký sinh” trên ứng dụng của Grab.
Khải Silk tự giết chính mình…!
Xây dựng thương hiệu đã khó, giữ được thương hiệu còn khó hơn, đó là trường hợp của Khải Silk và 1 vài doanh nghiệp khác khi những đơn vị này đã giành được niềm tin của người tiêu dùng và xây dựng được thương hiệu qua nhiều năm lăn lộn trên thương trường.
Vậy mà họ đã đạp đổ mọi thứ một cách chóng vánh khi kinh doanh bằng sự lừa dối. Nhắc lại câu chuyện của Khải Silk, khi đơn vị này từng khiến người tiêu dùng bức xúc với việc mua khăn lụa Trung Quốc về rồi dán nhãn “Made in Việt Nam” suốt hàng chục năm trời.
Sự việc được đưa ra công luận, khi Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn KhaiSilk thừa nhận việc làm gian dối của mình. Sự việc phơi bày đã khiến hàng loạt cửa hàng bán lụa của Khải Silk phải đóng cửa. Và đến nay, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực lụa của KhaiSilk đã hoàn tòan đóng băng.
Qua những vụ việc trên, có thể thấy được sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt với các thương hiệu nước ngoài vẫn chênh nhau vô cùng lớn… Bên cạnh đó, dù có cạnh tranh trong nước với nhau trước đó, nhưng không có sự đổi mới hữu hiệu trong dịch vụ đã khiến người tiêu dùng mệt mỏi và chán nản…Vì vậy, khi xuất hiện yếu tố ngoại với phương thức mới, khách hàng thường quay lưng với dịch vụ và sản phẩm trong nước.
Như trường hợp Khải Silk, đã rất lâu người tiêu dùng Việt mới có niềm tin thật sự vào một thương hiệu trong nước. Thế nhưng, họ đã nhấn chìm mọi thứ khi không xem khách hàng là “thượng đế” đúng nghĩa, thậm chí can tâm lừa dối “thượng đế” để rồi đẩy mình đến sự suy thoái hoặc tự giết chết thương hiệu sau bao năm khổ công xây dựng…!
Quang Bình
-
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
-
Những con số ấn tượng về hành trình VinFast VF 8 chinh phục Tây Tạng
-
Eximbank ra mắt dịch vụ thanh toán Garmin Pay qua thẻ Eximbank Mastercard: Bước đột phá cho lối sống năng động
-
Eversolar hợp tác kinh doanh trạm sạc nhượng quyền V-Green
-
Vinfast hợp tác FGF hỗ trợ khách hàng thu cũ xe xăng, đổi mới ô tô điện
-
Kỳ tích phục hồi ngoạn mục của bệnh nhân 60 tuổi liệt tứ chi, từng sống nhờ máy thở