Doanh nghiệp nhập nhèm xuất khẩu lao động có thể bị phạt đến 200 triệu đồng
Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Theo đó, trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, dự thảo Nghị định đưa ra quy định mức xử phạt đối với những vi phạm điều kiện hoạt động của doanh nghiệp dịch vụ từ 5 triệu đến 200 triệu.
Trong đó, mức phạt cao nhất từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với doanh nghiệp có một trong các hành vi: Sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp mình để đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài cho người đã từng quản lý một doanh nghiệp dịch vụ khác bị thu hồi Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hoặc cho người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Doanh nghiệp vi phạm quy định về đăng ký hợp đồng, báo cáo việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chịu mức phạt từ 5 triệu đến 180 triệu đồng; Vi phạm quy định về tuyển chọn, ký kết và thanh lý hợp đồng, mức phạt từ 20 triệu đến 80 triệu đồng.
Doanh nghiệp vi phạm quy định về bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, kiến thức cần thiết cho người lao động chịu mức phạt từ 20 triệu đến 180 triệu đồng; vi phạm quy định về thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền môi giới, tiền ký quỹ, tiền dịch vụ và các khoản tiền thu của người lao động; đóng Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu; vi phạm quy định về tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và quản lý người lao động ở ngoài nước mức phạt từ 20 triệu đến 200 triệu.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn chịu hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ việc thực hiện Hợp đồng cung ứng lao động từ 1 tháng đến 12 tháng tùy hành vi vi phạm.
Đối với những vi phạm của người lao động; phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động, hết hạn cư trú; bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng mà không phải do bị cưỡng bức lao động; sau khi nhập cảnh nước tiếp nhận lao động mà không đến nơi làm việc theo hợp đồng; lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lừa gạt người lao động Việt Nam ở lại nước ngoài trái quy định. Đồng thời, buộc về nước, cấm đi làm việc ở nước ngoài trong thời hạn từ 2 đến 5 năm tùy hành vi vi phạm.
Ngoài ra, dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hành vi trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp sẽ bị phạt đến 75 triệu đồng.
Cụ thể, đối với vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, theo dự thảo, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động trốn đóng hoặc chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Đối với vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, theo dự thảo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp…..
Minh Thư
-
ADB tăng hạn mức tài trợ thương mại cho Eximbank lên 115 triệu USD
-
Eximbank giới thiệu giải pháp tài chính thông minh khi mua xe ô tô
-
Dòng tiền FDI chuyển hướng sang dự án khu công nghiệp, văn phòng
-
Gửi tiết kiệm kỳ hạn này, lãi cao bất ngờ
-
Eximbank bị kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng
-
Giá vàng biến động khó lường